Nuôi Cá Sấu Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Vài năm trở lại đây, mô hình nuôi động vật hoang dã trên địa bàn Tây Ninh phát triển khá mạnh, trong đó cá sấu đang được nhiều bà con chọn nuôi vì đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Không chỉ nuôi cá sấu, nhiều nông dân còn chế tạo các sản phẩm thời trang từ da cá sấu để tăng thu nhập, điển hình như gia đình anh Bùi Văn Chánh ở ấp Thanh Phước, xã Thanh Điền, huyện Châu Thành.
5 năm trước, sau khi lập gia đình, anh Bùi Văn Chánh chọn mảnh đất Tây Ninh làm nơi lập nghiệp. Sau đó gia đình anh đến ấp Thanh Phước, xã Thanh Điền mua 1 mảnh đất nhỏ rồi đầu tư xây chuồng trại để nuôi cá sấu.
Anh Chánh cho biết, năm đầu tiên phát triển nghề nuôi cá sấu tại Tây Ninh, gia đình anh chỉ nuôi hơn 70 con cá sấu. Nhờ có kinh nghiệm lâu năm trong nuôi cá sấu cộng thêm việc áp dụng quy trình nuôi rất khoa học nên đàn cá sấu phát triển rất tốt.
Sau 2 năm, gia đình anh đã thu hoạch và lãi lên đến gần 100 triệu đồng. Từ thành công ban đầu, anh Chánh quyết định đầu tư mở rộng chuồng trại. Hiện nay, cơ sở nuôi cá sấu của gia đình anh Chánh có trên dưới 500 con cá sấu nuôi lấy da và bán thương phẩm.
Theo anh Chánh, so với việc nuôi các con vật truyền thống lâu nay, thì cá sấu có nhiều ưu thế hơn, bởi cá sấu ít bệnh, ăn các loại thức ăn tạp, có giá thành rẻ, như cá mè, cá rô phi, cá trôi, lòng lợn, lòng bò, gà công nghiệp quá hạn sử dụng...
Không những dễ nuôi, anh Chánh còn không tốn nhiều nhân lực vì một công nhân có thể quản lý trại cá sấu từ 100 đến 500 con. Trung bình mỗi ngày người nuôi chỉ cần bỏ ra 1-2 tiếng đồng hồ để chăm sóc cho cá sấu.
Đặc biệt, với nhu cầu thị trường hiện nay, người nuôi không phải lo lắng về khâu tiêu thụ. Mỗi con cá sấu giống hiện có giá bán khoảng 1 triệu đồng, mất hai năm từ khi bắt đầu nuôi là có thể xuất chuồng.
Trung bình một con cá sấu có trọng lượng 10kg, tiền da bán được 1,8 triệu đồng. Nhưng với con 20kg, tiền da lên tới 3-4 triệu đồng. Với giá bán cá sấu ở mức 180.000 đồng/1 kg, người nuôi lời khoảng 1 triệu đồng/1 con cá sấu.
Anh Chánh còn nghĩ cách làm các sản phẩm từ da cá sấu để tăng thêm thu nhập và ổn định đầu ra cho sản phẩm của mình.
Hiện tại, anh Chánh đã có một xưởng nhỏ làm đủ các mặt hàng giày da, túi xách, ví, dây lưng, móc khóa… bằng da cá sấu. Các mặt hàng này được các cửa hàng thời trang tại TP.HCM đặt hàng và bao tiêu đầu ra.
Có thể bạn quan tâm
Vượt qua mọi khó khăn, mạo hiểm ban đầu, đến nay giấc mơ chinh phục “vàng trắng” với người trồng cao su ở Điện Biên đang dần hiện thực hóa khi dòng “vàng trắng” đầu tiên sắp chảy về. Với người dân góp đất trồng cao su cũng như những người “đứng mũi chịu sào” thì ngày “hái quả” đang đến gần.
Cả hợp tác xã có 53 ha, cứ 5 - 8 ha lại có một ao lắng để cấp nước đã qua xử lý cho các ao nuôi tôm, theo chỉ đạo của Hợp tác xã, khi con nước lớn và sạch mới lấy nước vào ao lắng, sau đó khử trùng bằng Iodine, sau 5 - 7 ngày mới lấy nước vào ao nuôi tôm, tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để xử lý ao nuôi và ao lắng.
Những năm qua, bên cạnh việc trồng lúa, nhiều nông dân huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã lựa chọn những mô hình sản xuất kết hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như hộ ông Nguyễn Văn Trinh (xã Vĩnh Phú Đông), nhờ thực hiện có hiệu quả mô hình sản xuất kết hợp lúa - cá nên thu lãi gần 100 triệu đồng/năm.
Theo đánh giá của ngành chức năng, trong tháng 01/2015, thời tiết thuận lợi cho hoạt động khai thác hải sản, các đội tàu đánh bắt xa bờ tích cực ra khơi và đánh bắt được mùa. Mặt khác, giá dầu giảm mạnh trong thời gian gần đây cũng là yếu tố làm cho các chủ tàu tích cực ra khơi bám biến nên sản lượng tăng mạnh so với cùng kỳ.
Hội thảo hướng đến mục tiêu đưa ra những đề án về giải pháp phát triển ngư nghiệp dựa theo phương án đánh bắt cá của Việt Nam, đồng thời giới thiệu mẫu tàu Composite FRP tiên tiến và mô hình sản xuất kinh doanh, bao tiêu sản phẩm. Tham dự hội thảo có chủ thuyền và những nhà đầu tư bao tiêu sản phẩm.