Tăng lợi nhuận trong sản xuất lúa nhờ bón phân hợp lý
Sau những thành công ban đầu của mô hình canh tác thí nghiệm trong vụ đông xuân 2014 - 2015, hè thu năm nay Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh tiếp tục phối hợp với ngành nông nghiệp các địa phương Điện Bàn, Thăng Bình, Núi Thành, Tiên Phước triển khai sản xuất khảo nghiệm 64 sào lúa theo phương thức bón phân hợp lý tại 4 vùng sinh thái khác nhau là đồng bằng phía bắc, đồng bằng phía nam, đồng bằng ven biển và vùng trung du.
Ông Võ Văn Nghi - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư cho biết, toàn bộ số diện tích vừa nêu được gieo sạ cùng một loại giống lúa trung ngày HT9 trên 3 chân đất là cát pha, thịt nhẹ, thịt nặng.
Theo ông Nghi, nếu lâu nay bình quân mỗi vụ nông dân phải tốn 391 nghìn đồng mua phân bón cho 1 sào ruộng thì khi áp dụng đề tài trên chi phí cho khâu này giảm xuống còn 180 - 230 nghìn đồng/sào.
Mặc dù lượng phân bón giảm nhưng hầu hết chân ruộng của mô hình trình diễn vẫn sinh trưởng và phát triển tốt, đặc biệt là ít bị nhiễm các loại sâu bệnh so với ruộng sản xuất đại trà.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, ngoài việc tiết kiệm một phần chi phí đầu tư phân bón, ruộng của mô hình khảo nghiệm cũng cho năng suất cao hơn ruộng đối chứng. Theo đó, tùy đặc điểm từng loại đất, năng suất lúa bình quân của ruộng trình diễn đạt 41,8 - 56,7 tạ/ha, trong khi ruộng đối chứng chỉ đạt 37,2 - 54 tạ/ha.
Về hiệu quả kinh tế, sau khi trừ chi phí, ruộng khảo nghiệm cho mức lãi tăng 5,8 - 7,4 triệu đồng/ha so với ruộng đối chứng.
Có thể bạn quan tâm
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, nắng nóng tiếp tục hoành hành trên diện rộng trong một hoặc hai ngày tới. Trước đó cho đến hôm qua (3/5), nắng nóng đạt đỉnh với nhiệt độ cao nhất trong ngày lên tới 44 độ, độ ẩm giảm dưới 40% khiến cảm giác oi bức, ngột ngạt gia tăng.
Vụ hè này, nhiều hộ nông dân ở Thanh Hóa đã trúng đậm vụ hành chăm với lãi lớn. Cây hành chăm có ưu điểm dễ trồng, tiết kiệm nước, củ hành chăm bé bằng hạt nhãn màu trắng, rất thơm nên dễ bán.
Sau những lần thất bại với mô hình nuôi thỏ, anh Huỳnh Chí Công (34 tuổi), ngụ tại xã Phước Vĩnh An, H.Củ Chi, TP.HCM lân la khắp các tỉnh khu vực miền Đông Nam bộ tìm kiếm mô hình chăn nuôi phù hợp với nghề nông của mình. Và mô hình nuôi rắn ráo trâu được anh lựa chọn để phát triển thành trang trại như ngày nay.
Những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, hơn 4 triệu “dân xứ Nghệ mặt vàng như nghệ” bởi cả tỉnh thiếu lương thực trầm trọng. Ruộng đồng manh mún, cộng với khí hậu thời tiết khắc nghiệt khiến người nông dân quanh năm “bán mặt cho đất” mà chẳng đủ ăn. Từ trong khốn khó ấy, vụ hè thu ra đời đã trở thành cứu tinh cho cả xứ Nghệ
Ông Phan cho biết, một lần tình cờ lên mạng ông đọc được thông tin có nông dân ở Mỹ trồng được những quả bí ngô khổng lồ mà từ trước đến nay ông chưa bao giờ thấy. Ông tìm cách liên lạc với những người bạn đang sinh sống bên Mỹ nhờ mua bằng được giống bí ngô này đem về Đà Lạt trồng thử