Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bón phân Văn Điển cho cà phê, hồ tiêu sau thu hoạch

Bón phân Văn Điển cho cà phê, hồ tiêu sau thu hoạch
Ngày đăng: 17/11/2015

* Đặc điểm cà phê, hồ tiêu sau thu trái:

Sau 7-8 tháng mang trái, cà phê, hồ tiêu cho thu hoạch.

Theo các nghiên cứu khoa học thì thời kỳ sau thu hoạch cà phê, hồ tiêu thiếu hụt nghiêm trọng về dinh dưỡng do thu trái, tỉa cành, rụng thay lá và phần lớn rễ cám bị già đi, chuẩn bị thay lớp rễ mới nên sự hấp thụ dinh dưỡng trở nên kém hơn.

Để cây nhanh chóng phục hồi, bà con cần cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu để cây tiếp tục sinh sản cho năm sau.

Sau thu hoạch trái, cây cà phê, hồ tiêu cần bổ sung lượng phân bón phù hợp để nhanh chóng phục hồi.

Nhu cầu về đạm (N): Sau thu trái hồ tiêu, cà phê rất cần đạm để tái tạo, nuôi dưỡng cành bánh tẻ nhằm cho ra bông và đậu trái vào năm sau.

Lượng đạm cho 1ha khoảng 40kg.

Nhu cầu về lân (P2O5): Sau thu hoạch lân đặc biệt cần thiết cho cà phê, hồ tiêu.

Cung cấp đủ lân sẽ giúp bộ rễ của cây phát triển nhanh và mạnh và trước đầu mùa mưa nhằm hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng, tạo thuận lợi phân hoá tốt mầm hoa, hình thành nhị đực, nhị cái, giúp quá trình thụ phấn đạt hiệu quả cao hơn.

Lượng lân thích hợp để bón sau thu hoạch trái là 160kg/ha.

Nhu cầu canxi (vôi): Đất Tây Nguyên sau mùa mưa thường bị rửa trôi rất nhiều chất dinh dưỡng, làm cho đất trở nên chua, chưa kể đất còn bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng các loại phân chua, vì vậy bà con cần bón vôi để khử chua cho đất.

Nhu cầu magie (MgO): Magie rất cần thiết cho cây cà phê, hồ tiêu hình thành diệp lục, tăng hiệu suất quang hợp đối với hồ tiêu thời kỳ sau thu hoạch, giúp cây duy trì sự cân bằng hấp thu các chất dinh dưỡng, tăng độ quang hợp của bộ lá trong những ngày thời tiết âm u, ít nắng tạo thuận lợi cho cây ra bông đậu trái, lượng magie cần thiết khoảng 100-150 kg/ha.

Nhu cầu kẽm và bo: Thiếu kẽm và bo nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến việc đậu trái và hình thành nhân của cà phê và hồ tiêu, bởi vậy việc cung cấp đầy đủ kẽm, bo cho cây sau thu hoạch là hết sức cần thiết.

Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển khuyến cáo bà con sử dụng phân bón Văn Điển cho cây cà phê, hồ tiêu sau thu hoạch như sau:

- Lân nung chảy Văn Điển: Gồm có các chất dinh dưỡng là lân hữu hiệu (P2O5) chiếm 16%, canxi (vôi) 28-34%, magie 15-18%, SiO2 24-30% cùng các chất vi lượng Fe = 0,4%, Zn = 0,2%, B = 0,04%, Mn = 0,4%, Cu = 0,02%.

Tổng hàm lượng dinh dưỡng cây trồng hấp thụ được đạt 98%.

- Phân đa yếu tố NPK Văn Điển: Loại NPK 10.10.5 có hàm lượng dinh dưỡng N = 10%, P2O5 = 10 %, K2O = 5%, CaO = 16%, MgO = 8%, S = 1%,SiO2 = 15% và các chất vi lượng tổng hàm lượng dinh dưỡng đạt 65%.

- Cách sử dụng cho cây cà phê: Sau thu trái khoảng 15 – 20 ngày bà con thu gom các cành gẫy, cành sâu, cành khô, tỉa các cành vượt, tiến hành cuốc đất xung quanh bồn dưới hình chiếu của tán lá, sử dụng phân hữu cơ hoai mục từ 15-20kg + 1,0 – 1,5kg lân Văn Điển /gốc + 0,5-0,7kg NPK 10.10.5 rải đều vào rạch quanh bồn, lấy đất phủ kín phân sau đó tưới nước.

- Cách sử dụng cho cây hồ tiêu: Đào những rạch nhỏ hình vành khăn xa gốc tiêu tránh làm đứt rễ rồi rải 10-15kg phân hữu cơ hoai mục + 1kg lân Văn Điển + 0,3-0,4 NPK 10.10.5/trụ sau đó phủ đất kín phân và tưới nước.

Cà phê, hồ tiêu được bón phân bón Văn Điển cây hồi phục nhanh, bộ rễ tái sinh mạnh đặc biệt bộ rễ cám tiếp thu nhiều chất dinh dưỡng vào các đợt bón phân đầu mùa mưa, cây phát triển khoẻ làm tiền đề cho năng suất và chất lượng cao.


Có thể bạn quan tâm

Phú Yên Mất Trắng Vụ Nuôi Tôm Hùm Phú Yên Mất Trắng Vụ Nuôi Tôm Hùm

Những ngày qua, tôm hùm trong các lồng nuôi của bà con ngư dân xã An Hòa, huyện Tuy An (Phú Yên) đột ngột chết hàng loạt, gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng.

25/04/2014
An Hiệp Cam Kết Không Nuôi Tôm Biển Trong Vùng Ngọt Hóa An Hiệp Cam Kết Không Nuôi Tôm Biển Trong Vùng Ngọt Hóa

Hiện trên địa bàn xã An Hiệp, huyện Ba Tri có hơn 100 hộ nuôi với diện tích gần 20 ha, điều này đã có tác động không nhỏ tới tình hình sản xuất nông nghiệp và sinh thái môi trường xung quanh.

25/04/2014
Bạc Liêu Xuất Khẩu Thủy Sản Trên 39 Triệu USD Bạc Liêu Xuất Khẩu Thủy Sản Trên 39 Triệu USD

So với những tháng đầu năm, trong tháng 4/2014, nguồn nguyên liệu tôm phục vụ chế biến khá dồi dào và chủ yếu là tôm thẻ chân trắng. Riêng con tôm sú dự báo sẽ tăng vào tháng 5/2014, khi bà con bắt đầu thu hoạch tôm.

25/04/2014
Giám Sát, Xử Lý Các Trường Hợp Vi Phạm Bơm Agar Vào Tôm Giám Sát, Xử Lý Các Trường Hợp Vi Phạm Bơm Agar Vào Tôm

Vừa qua, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có Công văn số 33/2014/CV-VASEP gửi các cơ quan chức năng đề nghị có các biện pháp tăng cường kiểm soát tôm có agar tại các nhà máy chế biến và các cơ sở sơ chế tôm.

25/04/2014
Tiếp Cận “Truy Xuất Nguồn Gốc Điện Tử Cá Tra” Tiếp Cận “Truy Xuất Nguồn Gốc Điện Tử Cá Tra”

Hiệp hội Thủy sản Đồng Tháp phối hợp Công ty CP Dịch vụ Khoa học công nghệ Sắc Ký Hải Đăng (Công ty Sắc Ký Hải Đăng) vừa tổ chức khóa tập huấn với nội dung “Truy xuất nguồn gốc sản phẩm bằng điện tử”.

25/04/2014