Kiểm soát chặt nhập khẩu gia súc, gia cầm
Để chủ động đối phó với nguy cơ dịch bệnh có thể xâm nhập vào nước ta thông qua hoạt động nhập khẩu gia súc, gia cầm, Cục Điều tra chống buôn lậu vừa đề nghị các cục hải quan địa phương khẩn trương tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với hoạt động nhập khẩu gia súc, gia cầm ngay từ cửa khẩu.
Quá trình làm thủ tục cần kiểm tra kỹ giấy chứng nhận kiểm dịch động vật do cơ quan thú y cấp cho các lô hàng nhập khẩu, trường hợp phát hiện vi phạm phải kiên quyết không cho phép nhập khẩu và buộc tái xuất, tịch thu hoặc tiêu hủy.
Các đơn vị hải quan địa phương cũng cần tăng cường công tác thu thập thông tin, nắm tình hình địa bàn, nhất là khu vực có nhiều đường mòn, lối mở;
Xây dựng kế hoạch kiểm soát với các lực lượng chức năng như biên phòng, quản lý thị trường, thú y… để kịp thời phát hiện, bắt giữ, xử lý kịp thời các trường hợp buôn lậu, vận chuyển trái phép gia súc, gia cầm qua biên giới.
Có thể bạn quan tâm
Ông Trần Bá Đề, Phó Chủ tịch Hội nông dân xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên cho biết: Chỉ cách đây vài năm, Noong Hẹt là xã thuần nông. Xác định mục tiêu để phát triển kinh tế là chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng tăng dần tỷ lệ lao động phi nông nghiệp để xây dựng nông thôn mới nên việc học nghề và đào tạo nghề phụ cho lao động nông thôn đã được xã Noong Hẹt quan tâm và phát triển.
Với lợi thế về đất đai, đồi rừng, ao hồ, sông suối và nhất là nguồn lao động trong nông thôn dồi dào, tỉnh Điện Biên xác định tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ cầm... góp phần xoá đói giảm nghèo cho dân.
Cùng với một số huyện trên địa bàn tỉnh, dự án Danida do Chính phủ Đan Mạch viện trợ ở Tủa Chùa đang được triển khai, thực hiện có hiệu quả, góp phần giúp địa phương hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
Những năm qua, huyện Mường Nhé đã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa giống mới năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập cho người nông dân.
Những năm gần đây Thanh Luông được đánh giá là xã có tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhanh và mạnh của huyện Điện Biên.