Tăng lợi nhuận trong sản xuất lúa nhờ bón phân hợp lý
Sau những thành công ban đầu của mô hình canh tác thí nghiệm trong vụ đông xuân 2014 - 2015, hè thu năm nay Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh tiếp tục phối hợp với ngành nông nghiệp các địa phương Điện Bàn, Thăng Bình, Núi Thành, Tiên Phước triển khai sản xuất khảo nghiệm 64 sào lúa theo phương thức bón phân hợp lý tại 4 vùng sinh thái khác nhau là đồng bằng phía bắc, đồng bằng phía nam, đồng bằng ven biển và vùng trung du.
Ông Võ Văn Nghi - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư cho biết, toàn bộ số diện tích vừa nêu được gieo sạ cùng một loại giống lúa trung ngày HT9 trên 3 chân đất là cát pha, thịt nhẹ, thịt nặng.
Theo ông Nghi, nếu lâu nay bình quân mỗi vụ nông dân phải tốn 391 nghìn đồng mua phân bón cho 1 sào ruộng thì khi áp dụng đề tài trên chi phí cho khâu này giảm xuống còn 180 - 230 nghìn đồng/sào.
Mặc dù lượng phân bón giảm nhưng hầu hết chân ruộng của mô hình trình diễn vẫn sinh trưởng và phát triển tốt, đặc biệt là ít bị nhiễm các loại sâu bệnh so với ruộng sản xuất đại trà.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, ngoài việc tiết kiệm một phần chi phí đầu tư phân bón, ruộng của mô hình khảo nghiệm cũng cho năng suất cao hơn ruộng đối chứng. Theo đó, tùy đặc điểm từng loại đất, năng suất lúa bình quân của ruộng trình diễn đạt 41,8 - 56,7 tạ/ha, trong khi ruộng đối chứng chỉ đạt 37,2 - 54 tạ/ha.
Về hiệu quả kinh tế, sau khi trừ chi phí, ruộng khảo nghiệm cho mức lãi tăng 5,8 - 7,4 triệu đồng/ha so với ruộng đối chứng.
Related news
Nhiều loại trái cây ở nước ngoài vốn mọc hoang dã trong tự nhiên, hoặc được trồng để làm cảnh, nhưng khi về Việt Nam lại được săn lùng và bán với giá cả triệu đồng một kg.
Mấy tuần gần đây, trên địa bàn hai huyện biên giới Tri Tôn, Tịnh Biên (An Giang) xuất hiện nhiều nhóm người đến gạ gẫm đồng bào dân tộc Khmer đào cây thốt nốt để bán cho họ, sau đó vận chuyển cây ra Bắc rồi bán sang Trung Quốc.
Gần một trăm hộ nuôi cá lồng trên sông ở Hà Tĩnh bỗng chốc "trắng tay" vì cá chết hàng loạt sau đợt mưa lũ vừa qua. Theo thống kê ban đầu, tổng thiệt hại hơn 6 tỉ đồng.
Trong suốt một tuần qua (từ cuối tháng 9 đến nay - 4.10), hàng trăm hộ dân vùng chè Cầu Đất (Xuân Trường, Đà Lạt, Lâm Đồng) - vùng trà ô long số một của Việt Nam, phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi tìm nơi tiêu thụ chè ô long nguyên liệu.
Bí quyết để người nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Khánh Hòa thu lãi hàng trăm triệu đồng, thậm chí lên đến cả tỷ đồng mỗi năm là nhờ áp dụng công nghệ cao trong nuôi trồng.