Dân dồn dập thu hoạch mì vì sợ mưa
Nguyên do trên địa bàn mưa lớn kéo dài, cho nên người dân sợ mì hỏng nên tranh thủ thu hoạch.
Trưa 13.11, ông Đồng Văn Lập- Giám đốc Nhà máy sản xuất tinh bột mì-Công ty cổ phần Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi cho biết:
Trong mấy ngày qua, số lượng mì (sắn) mà nhà máy Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh thu mua của người dân khoảng 800 tấn/ngày, cao hơn so với bình thường trước đó khoảng 200 tấn/ngày.
Nguyên do trên địa bàn mưa lớn kéo dài, cho nên người dân sợ mì hỏng nên tranh thủ thu hoạch.
Hiện giá mua của nhà máy là 1850 đồng/kg cho mì đạt 30 độ bột; cao hơn các nhà máy lân cận từ 20-50 đồng/kg, ông Lập bày tỏ.
Được biết diện tích mì toàn tỉnh hiện khoảng 17.000 ha, năng suất bình quân 30 tấn/ha, với bình quân đạt 27 độ bột.
Vụ thu hoạch mì của người dân trong tỉnh bắt đầu từ khoảng tháng 8 năm trước và kéo dài đến tháng 3 năm sau.
Theo đó 2 nhà máy mì Sơn Hải, huyện Sơn Hà và Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh thu mua được từ 60-70% diện tích, số còn lại người dân bán đi cho các tỉnh bạn.
Có thể bạn quan tâm
Với lợi thế vùng đồng màu cùng với kinh nghiệm sản xuất qua nhiều năm tích lũy, các hộ nông dân xã Giao Phong (Giao Thủy) đã thực hiện nhiều biện pháp thâm canh, chuyển đổi mạnh về cơ cấu cây trồng với các công thức luân canh, xen canh, gối vụ hoặc trồng cây rau màu trái vụ một cách hợp lý, phù hợp với từng chất đất và mùa vụ, tổ chức sản xuất hàng hóa gắn với dịch vụ thị trường tạo nên nhiều cánh đồng cho thu nhập hàng trăm triệu trên mỗi ha.
Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp, trong đó tập trung ưu tiên 4 nhiệm vụ trọng tâm, gồm: 1- Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất; 2- Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến; 3- Phát triển kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp; 4- Phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ.
Thuộc diện hộ nghèo của xã Cam Thủy (Cam Lộ), gia đình ông Lê Phước Hoàng được chính quyền địa phương tạo điều kiện cấp đất ở vùng kinh tế mới Cam Thủy Bắc để phát triển sản xuất. Có đất đai và sức lao động nhưng vì không có vốn đầu tư sản xuất nên thời gian đầu ông Hoàng chỉ trồng được vài giống cây ngắn ngày.
Hồ tiêu là một trong những loại cây chủ lực xóa đói giảm nghèo ở xã Tân Liên, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Tuy nhiên, khoảng từ năm 2009-2012 vì lý do cây bị bệnh chết nhanh, giá cả không ổn định nên nhiều người dân tạm ngừng trồng tiêu, chuyển sang trồng các loại cây khác.
Xây dựng hình ảnh một "đại gia" trong ngành cà phê thế giới nhưng chỉ có 5% trong tổng lượng cà phê xuất khẩu từ VN là qua chế biến, 95% là xuất thô.