Tăng Cường Ứng Dụng Công Nghệ Sau Thu Hoạch Và Chế Biến Nông Sản
Ngày 19/8, tại hội trường UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương có buổi làm việc với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ nội dung liên quan đến báo cáo công tác khuyến nông về ứng dụng công nghệ sau thu hoạch và chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh (lúa, cây ăn trái, rau quả).
Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, những năm qua cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh có bước phát triển mạnh, nhiều loại trang thiết bị máy nông nghiệp mới được đưa vào sản xuất, tỷ lệ cơ giới hóa tăng nhanh trong một số khâu.
Sản xuất nông sản với quy mô lớn từng bước được hình thành, tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất. Đến tháng 8/2014, toàn tỉnh có trên 1.600 máy gặt đập liên hợp, 654 máy cắt xếp dãy, 13 máy gom suốt.
Có 90% diện tích lúa thu hoạch bằng máy. Hiện toàn tỉnh có 822 lò sấy lúa; tỷ lệ lúa sấy trong vụ hè thu và thu đông đạt 35%. Thực hiện dự án cạnh tranh nông nghiệp, tỉnh Đồng Tháp được hỗ trợ đầu tư 2 kho tạm trữ lúa. Đối với tình hình ứng dụng công nghệ sau thu hoạch trên cây ăn trái trên địa bàn tỉnh, đến nay chủ yếu là sơ chế để bảo quản được lâu hơn.
Việc ứng dụng công nghệ sau thu hoạch trên cây ăn trái và rau quả chưa được các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, người dân quan tâm và đầu tư ứng dụng nhiều.
Tại buổi làm việc, đại diện doanh nghiệp Lê Như Brothers trình bày Kế hoạch thu mua và phân phối hàng nông sản Đồng Tháp vào siêu thị, các trung tâm thương mại trong nước và xuất khẩu.
Điểm thu hút sự chú ý của các đại biểu trong kế hoạch này là phương án thu mua tiêu thụ với phương thức thu mua hài hòa lợi ích giữa hai bên; sự cần thiết của việc công khai lợi ích giữa các bên trong các chuỗi cung ứng; Tăng cường ứng dụng công nghệ sau thu hoạch và chế biến nông sản.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Chủ tịch Nguyễn Văn Dương đồng ý với kế hoạch trình bày của doanh nghiệp Lê Như Brothers và đề nghị các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để từng bước phát huy ưu thế, khắc phục những tồn tại hạn chế của thị trường nông sản trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
Bằng việc áp dụng kỹ thuật ghép chồi trên các thân cây điều già, người trồng điều ở Bình Phước đã rất thành công trong việc “trẻ hóa” vườn điều của mình, mà không cần phải chặt bỏ cây điều già cỗi để trồng lại.
Những ngày sau tết, nhiều người dân tại các vùng rau chuyên canh ở Quảng Ngãi rơi vào cảnh dở khóc dở mếu do giá rau rẻ như bèo, tiền bán rau không đủ trả tiền công.
Từ nuôi lợn, trồng chè, anh Nguyễn Văn Mạch (thôn Đoàn Kết, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang) năm nào cũng thu về 70-80 triệu đồng.
Trong khi các địa phương khác ở miền Trung thất thu vụ sả do liên tiếp hứng lũ lụt thì tại thôn Lộc Sơn, xã Quế Long (Quế Sơn - Quảng Nam), người dân lại “hốt bạc” vì sả được trồng toàn bộ trên núi.
Sau 3 ngày kể từ khi Thủ tướng Chính phủ có quyết định triển khai thu mua tạm trữ một triệu tấn gạo, thị trường lúa, gạo tại ĐBSCL đã bắt đầu tăng nhiệt trở lại.