Giống lúa N25 trên đồng đất Hà Tĩnh

N25 là giống có chất lượng gạo ngon, dễ sản xuất.
Trước thực trạng đó, Công ty CP Giống cây trồng Hà Tĩnh đã hợp tác, liên kết với Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, Viện Di truyền nông nghiệp, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm thu thập, chọn lọc và khảo nghiệm nhiều giống lúa mới, có năng suất, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện thời tiết để nâng cao thu nhập cho nông dân.
Vụ hè thu năm 2014, Công ty phối hợp với Viện Cây lượng thực và Cây thực phẩm, Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện Cẩm Xuyên, Đức Thọ khảo nghiệm sản xuất giống lúa N25.
Đây là giống lúa thuần do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn tạo. Kết quả khảo nghiệm thấy, giống lúa N25 chống chịu sâu bệnh khá, chống đổ trung bình, năng suất bình quân đạt 52 tạ/ha.
Vụxuân 2015, Công ty tiếp tục phối hợp với các huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc, Đức Thọ mở rộng diện tích khảo nghiệm lên hơn 11ha. Kết quả, lúa N25 sinh trưởng phát triển tốt, chống chịu sâu bệnh khá, chất lượng gạo ngon.
Tiếp tục chương trình, Công ty phối hợp với các huyện Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh trồng 50ha giống lúa N25. Riêng trong vụ hè thu 2015, giống lúa N25 được khảo nghiệm tại 5 vùng trồng lúa trọng điểm của tỉnh, có điều kiện sinh thái và trên các chân đất khác nhau.
Qua khảo nghiệm thấy, giống lúa N25 có thời gian sinh trưởng 85 - 90 ngày trong điều kiện gieo thẳng, khả năng thích ứng rộng trên nhiều vùng sinh thái, gieo cấy được cả vụ xuân, vụ hè thu trên nhiều chân đất, đặc biệt là vùng đất cát, pha cát, đất vàn, vàn cao. Năng suất khá cao, đạt từ 48- 56 tạ/ha, cao hơn so với giống đối chứng HT1 từ 1 - 9 tạ/ha.
Qua 3 vụ khảo nghiệm sản xuất, kết quả bước đầu cho thấy, N25 là giống có chất lượng gạo ngon, dễ sản xuất, phù hợp với nhiều chân đất, đầu tư phân bón trung bình, đặc biệt phù hợp với những vùng chạy lũ, vùng khó khăn về điều kiện sản xuất. Lúa có thời gian sinh trưởng từ 108 - 115 ngày đối với vụ xuân; 88 - 90 ngày đối với vụ hè thu.
Lúa có khả năng chịu nóng tốt, chống đổ trung bình, chống chịu sâu bệnh hại tốt; năng suất trung bình đạt 55 - 60 tạ/ha,hạt nhỏ dài, hạt gạo trong, tỷ lệ gạo nguyên cao, cơm ngon, mềm dẻo, vị đậm.
Bà Võ Thị Hồng Minh, Giám đốc Công ty CP Giống cây trồng Hà Tĩnh, đề xuất:
Từ kết quả khảo nghiệm, Công ty CP Giống cây trồng Hà Tĩnh mong muốn UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT cho mở rộng sản xuất từ vụ xuân 2016 ở các vùng sinh thái và trên các chân đất khác nhau tại các địa bàn trong toàn tỉnh để có kết luận chính xác hơn; các cấp, các ngành tạo điều kiện để Công ty mua bản quyền giống lúa N25 và đưa vào cơ cấu bộ giống sản xuất của tỉnh trong những năm tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm

Chưa có năm nào diện tích nuôi thuỷ sản ở tinh Sóc Trăng lại tăng mạnh như năm nay. Theo báo cáo của UBND tỉnh Sóc Trăng, tổng diện tích nuôi thủy sản năm 2014 trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 60.000 ha trong đó, tôm nuôi nước lợ chiếm trên 42.000 ha.

“Theo khảo sát của chúng tôi, hiện có rất ít doanh nghiệp xuất khẩu cá tra chịu đầu tư để tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng”, ông Võ Hùng Dũng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội cá tra Việt Nam (VN Pangasius) trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online bên lề hội thảo.

Tại Hội nghị Diễn đàn Doanh nghiệp Nông nghiệp năm 2014, do Bộ NN & PTNT tổ chức ngày 15/10/2014, ông Bùi Quang Huy - Chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh đã trình bày một số khó khăn và kiến nghị của ngành nuôi tôm ở ĐBSCL. Trong đó, ông Huy kiến nghị không đưa quy định DN nuôi tôm phải có vùng nguyên liệu tối thiểu 10% công suất vào đề án Quản lý hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu tôm nước lợ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Việc nuôi chim trĩ thương phẩm đã được thực hiện ở một số địa phương trong nước, song ở Bình Định thì chưa phổ biến, chỉ một số ít hộ nuôi thử nghiệm, điển hình là gia trại nuôi chim trĩ của anh Bùi Văn Bảo, ở thôn Vạn Tín, xã Ân Hảo Tây, huyện Hoài Ân.

Đến thăm các bản: Hưng Phong, Nà Can, Nậm Tàng, Cốc Phát (xã Bản Bo) chúng tôi thấy nhiều hộ phát triển đàn lợn với số lượng lớn (khác với tập quán nuôi nhỏ lẻ, manh mún trước đây). Bà con đổi mới phương thức chăn nuôi từ thả rông sang xây dựng chuồng trại để nuôi nhốt kết hợp với các biện pháp phòng dịch đầy đủ.