Hàng ngàn hecta nuôi tôm sú tiếp tục bị bỏ hoang

Sản lượng tôm nuôi giảm mạnh do gặp bất lợi về thời tiết, môi trường vùng nuôi bị ô nhiễm. Vụ nuôi vừa qua có trên 5.500 ha của 8.500 hộ bị thiệt hại với hơn 1 tỷ con tôm giống, tập trung chủ yếu ở 2 huyện Cầu Ngang và Duyên Hải.
Hàng ngàn ao nuôi tôm bị bỏ hoang ở Trà Vinh.
Tôm nuôi bị chết chủ yếu trong giai đoạn 20 - 45 ngày tuổi nên gây thiệt hại nặng người nuôi. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, khiến giá tôm nguyên liệu đứng ở mức thấp. Nếu so cùng kỳ năm ngoái, giá tôm giảm từ 20.000 - 40.000 đồng/kg, tuỳ loại.
Theo tính toán của các hộ nuôi, nếu thành công, với mức chi phí và giá cả như hiện nay, người nuôi có thể thu lãi từ 10 - 15% nhưng vốn đầu tư và rủi ro lại quá lớn. Theo đó mặc dù đến nay đã qua đợt nuôi chính vụ nhưng hiện vẫn còn hàng ngàn ao nuôi tiếp tục bỏ hoang, không giám thả giống.
Ông Dương Văn Đởm, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cầu Ngang – vùng trọng điểm tôm nuôi Trà Vinh nói: “Thời tiết năm 2015 rất khó lường, ở đầu vụ nhiệt độ quá thấp nhưng đến khi chuẩn bị thả nuôi thời lại nóng, mà nắng nóng kéo dài. Từ thời tiết như vậy nó ảnh hưởng tới môi trường, rồi dịch bệnh phát triển dẫn đến tôm bị chết hàng loạt”
Có thể bạn quan tâm

Nuôi ốc bươu đen trong ao, mương vườn hiện đang là mô hình kiếm ra tiền cho bà con nông dân ở huyện Châu Thành A. Chính vì vậy mà cán bộ Trạm khuyến nông - khuyến ngư huyện Châu Thành A Đỗ Thanh Hải thực hiện đề tài “Ứng dụng sản xuất giống và nghiên cứu nuôi ốc bươu đen thương phẩm”. Đề tài vừa được Hội đồng Khoa học và Công nghệ huyện nghiệm thu loại khá.

Trước vụ thu hoạch sầu riêng năm nay bà con ở Khánh Sơn (Khánh Hòa) lại phập phồng lo lắng. Thông tin sử dụng thuốc làm chín trái trong vụ thu hoạch năm ngoái đã khiến người trồng lao đao vì giá bán xuống thấp, nguy cơ thương hiệu sầu riêng Khánh Sơn bị mất dần.

Ông Phạm Đồng Quảng cũng khẳng định: “Xu hướng chung hiện nay là tỷ lệ lúa lai đang giảm dần, mặc dù đây là giống cho năng suất cao và dễ trồng, có khả năng chống chịu bệnh, phù hợp thời tiết, khí hậu nhưng giá trị không cao bằng các giống lúa thuần. Bà con đang chuyển dần sang trồng các giống lúa Bắc Thơm 7, BC 15, nếp thơm…”.

Với mục đích quy hoạch vùng chăn nuôi trâu tập trung theo hướng hàng hoá, chú trọng phát triển con giống và tăng nhanh số lượng tổng đàn, trong giai đoạn từ tháng 5.2013 đến hết năm 2015, huyện Vị Xuyên chủ trương thực hiện cải tạo, phát triển đàn trâu tại xã Trung Thành. Đến nay, bước đầu đã mang lại những kết quả khả quan cho người chăn nuôi trâu trên địa bàn xã.

Anh Nhi cho biết: “Sau khi đi tham quan tận mắt mô hình của người dân trong huyện và thấy được hiệu quả của loài vật nuôi này nên tôi quyết định mua về 6 con chồn bố mẹ, với nguồn vốn ban đầu gần 20 triệu đồng. Thời điểm đó, mỗi ký chồn bố mẹ có giá 950.000 đồng”.