Phòng bệnh cho gia súc trong mùa mưa

Để hạn chế số gia súc bị bệnh, người chăn nuôi cần chú ý thực hiện một số biện pháp sau:
Củng cố chuồng trại vững chắc, tránh bị dột nước, đổ ngã, gió lùa, gia súc xổng chuồng.
Vệ sinh chuồng trại hàng ngày, dọn hết phân, thức ăn thừa và chất thải ra khỏi chuồng.
Dùng các loại thuốc sát trùng để tiêu độc chuồng trại theo hướng dẫn của cơ quan thú y sở tại và hướng dẫn ghi trên bao bì thuốc.
Thực hiện tẩy giun sán cho gia súc khoảng 6 tháng một lần bằng Vimectin và VimeFasci hoặc Hanmectin.
Nên chăn thả khi đã có ánh nắng mặt trời và ráo sương. Thức ăn thô xanh bị nhiễm bẩn cần được rửa sạch, hong nắng gió cho ráo nước mới cho ăn. Nếu thức ăn thô xanh còn non thì nên giảm khẩu phần này, đồng thời tăng khẩu phần rơm rạ đã có dự trữ.
Không cho gia súc ăn thức ăn ôi úa, thiu mốc, nhất là thức ăn tinh bổ sung. Nếu có loại thức ăn mới thì nên tập cho ăn rồi mới tăng dần lượng cho ăn để đảm bảo an toàn.
Thường xuyên vệ sinh máng nước uống và cho gia súc uống nước sạch. Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin phòng bệnh, nhất là những bệnh truyền nhiễm.
Dự trữ đầy đủ thức ăn thô xanh.
Khi gia súc bị bệnh cần báo ngay cho cán bộ thú y cơ sở đến điều trị. Không vận chuyển, giết mổ gia súc bị bệnh; tiêu hủy gia súc chết bằng cách đào hố sâu, bỏ xác xuống hố, rắc vôi bột rồi lấp đất kín.
Có thể bạn quan tâm

Với cách làm nêu trên, thời gian qua huyện Quang Bình đã có những "bước đi" rất quyết đoán trong việc lãnh, chỉ đạo người nông dân phát triển sản xuất dựa trên những thế mạnh sẵn có của vùng theo mô hình cánh đồng mẫu "5 cùng", gồm: Cùng thời gian, cùng thời điểm, cùng giống, cùng chăm sóc và cùng thu hoạch.

Từ vụ lúa Hè thu năm 2011, tỉnh Trà Vinh đã triển khai thực hiện mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” (CĐML) ở địa bàn các huyện: Châu Thành, Tiểu Cần, Cầu Kè, Trà Cú và Cầu Ngang, với tổng diện tích hơn 2.700 hec-ta (ha); trong đó, diện tích mỗi mô hình từ 300 - 500ha. Qua các vụ sản xuất cho thấy, để CĐML ngày càng được mở rộng thì vấn đề đặt ra là giữa các “nhà” cần tạo dựng niềm tin lẫn nhau thì mô hình mới thật sự bền vững và lan rộng.

Ngày 21.6, tại xã Hoài Thanh Tây, Ban quản lý Dự án sinh kế nông thôn bền vững tỉnh phối hợp với UBND huyện Hoài Nhơn đã tổ chức hội thảo tổng kết mô hình thâm canh, phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa.

Với hơn 30 công ruộng, nhà lại ít người làm, nên hầu như vụ nào, gia đình ông Trần Din ở ấp Trà ông, xã Viên Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng cũng phải tốn rất nhiều chi phí mướn nhân công, từ khâu gieo sạ, cấy dặm, bón phân đến phun thuốc bảo vệ thực vật cho lúa.

Với diện tích trên 21.000 ha, tổng sản lượng hàng năm đạt trên 400.000 tấn, Bình Thuận là tỉnh dẫn đầu cả nước về sản xuất và xuất khẩu thanh long. Hiện nay, bằng phương pháp chong đèn kích thích ra hoa rải vụ nên người dân đã chủ động được thời gian thu hoạch, cung cấp cho thị trường quanh năm.