Tăng cường quản lý bệnh đạo ôn trên lúa mùa

Bệnh khô vằn hại nặng, cục bộ trên diện hẹp; sâu cuốn lá nhỏ, tập đoàn rầy, bệnh bạc lá… phát sinh gây hại trên đồng ruộng. Trong thời gian tới, thời tiết tiếp tục có các đợt mưa, ẩm kéo dài, cây lúa bước vào giai đoạn mẫn cảm; bệnh đạo ôn lá khả năng diễn biến tăng mạnh trên diện rộng; bệnh khô vằn, bạc lá vi khuẩn diễn biến tăng từ giai đoạn lúa đứng cái.
Để hạn chế thiệt hại do bệnh đạo ôn và dịch hại khác gây ra, Chi cục BVTV tỉnh đề nghị các trạm BVTV các huyện, thị, thành phố phối hợp với các phòng, ban chuyên môn trên địa bàn phân công cán bộ phụ trách địa bàn, mở rộng điều tra bổ sung, phát hiện sớm, cảnh báo kịp thời bệnh đạo ôn và dịch hại khác; đặc biệt trên giống nhiễm, bón thừa đạm, vùng tiền dịch. Đồng thời xây dựng kế hoạch tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn nông dân chủ động kiểm tra đồng ruộng nắm bắt tình hình sinh trưởng của cây lúa và dịch hại. Trên các diện tích xuất hiện bệnh nên tạm ngừng bón phân đạm, không sử dụng các chất kích thích sinh trưởng, phân bón lá và luôn giữ đủ nước trong ruộng. Thực hiện phòng trừ sớm khi bệnh chớm xuất hiện bằng các loại thuốc đặc hiệu.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 29/6, tại thành phố Melbourne (miền Nam Australia) đã tưng bừng diễn ra “Ngày Vải thiều Việt Nam.”

Tình trạng giá cả hỗn loạn, chất lượng phập phù đã đẩy người sử dụng yến sào vào cảnh vừa ăn, vừa lo rằng liệu mình có ăn phải sản phẩm kém chất lượng hay không...

Nhập khẩu dừa của Việt Nam vào Đài Loan chiếm tới 85% tổng giá trị nhập khẩu dừa của thị trường này trong năm 2013 và 2014.

Ngày 29.6, Bộ Tài chính đã thông báo: Gần đây, Bộ Tài chính có nhận được công văn kiến nghị của một số doanh nghiệp và qua thông tin trên một số báo phản ánh khó khăn của doanh nghiệp khi thực hiện áp dụng chính sách thuế xuất khẩu sắn lát 5%.

Nhu cầu của thị trường thế giới về sản phẩm ca cao đang rất cao, đặc biệt là thị trường Mỹ, EU, châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản… Đây là cơ hội lớn cho ngành ca cao Việt Nam, cần đầu tư cải thiện về “chất” từ sản xuất cho đến chế biến để gia tăng sản lượng xuất khẩu.