Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng con giống, thuốc, thức ăn thủy sản
Đến nay, toàn tỉnh có trên 21.000 hộ thả nuôi gần 2,4 tỷ con tôm sú và thẻ chân trắng trên diện tích hơn 19.200ha, khoảng 80% diện tích thả nuôi theo hình thức quảng canh, quảng canh cải tiến; 3.988ha diện tích thả nuôi thâm canh, bán thâm canh, diện tích còn lại đang trong giai đoạn xử lý, cải tạo ao hồ. Điều đáng quan tâm, hiện tôm nuôi có trên 313 triệu con ở các huyện bị thiệt hại, với diện tích 2.245ha, tương đương với 3.064 hộ.
Trong đó huyện Duyên Hải và Cầu Ngang có tôm nuôi bị thiệt hại nhiều nhất, chiếm hơn 20% diện tích thả nuôi, đa phần tôm nuôi bị thiệt hại đều ở giai đoạn từ 20 - 45 ngày tuổi. Nguyên nhân tôm nuôi bị thiệt hại do nhiệt độ không ổn định, nắng nóng kéo dài, môi trường biến động nên dẫn đến tôm nuôi bị bệnh đốm trắng, hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính...
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kim Ngọc Thái chỉ đạo: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Nuôi trồng thủy sản phối hợp chặt chẽ với UBND, phòng NN - PTNT các huyện tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng con giống, thuốc, thức ăn thủy sản; thực hiện dứt điểm công tác thủy lợi nội đồng từ nay đến hết ngày 30/5/2015 để phục vụ cho vụ lúa hè - thu, nuôi trồng thủy sản.
Đối với các vùng nuôi tôm, các sở, ngành tỉnh phối hợp tốt với UBND các huyện chỉ đạo các xã khắc phục tình trạng tôm chết, xử lý ao hồ, môi trường, đặc biệt là phân bổ 30 tấn hóa chất chlorine từ nguồn dự phòng của tỉnh hỗ trợ những vùng nuôi trọng điểm có tôm nuôi bị thiệt hại nhiều. Đồng thời chuẩn bị tốt các điều kiện để thả nuôi vụ tiếp theo; khuyến cáo nông dân thả nuôi rải vụ; chú ý tập trung chăm sóc ao hồ có tôm nuôi đang phát triển; tăng cường cán bộ hỗ trợ kỹ thuật nuôi tôm giúp nông dân 02 huyện Duyên Hải và Cầu Ngang để kịp thời báo cáo nhằm chủ động xử lý khi có dịch bệnh xảy ra.
Đối với các dự án, công trình trọng điểm cần tập trung đẩy nhanh tiến độ đáp ứng nhu cầu của người dân. Đồng thời chỉ đạo, Sở NN - PTNT phối hợp với các ngành liên quan nghiên cứu giải pháp tháo gỡ tuyến kênh nội đồng ở xã Long Vĩnh để kịp thời đẩy nhanh tiến độ phục vụ sản xuất đạt hiệu quả hơn.
Có thể bạn quan tâm
Theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Cây ăn quả Miền Nam (SOFRI), hiện nay, trái cây đặc sản chủ lực của đồng bằng sông Cửu Long đang mở rộng thị trường xuất khẩu đến 76 nước trên khắp các châu lục, tăng hơn 13 nước so với năm trước.
Tuy là phận nữ nhi, nhưng chị Đoàn Thị Hoa (36 tuổi) ở khu phố 4, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh, không kém cánh mày râu, đã năng động, mày mò xây dựng mô hình trồng rau thủy canh, để hàng tháng thu lãi từ rau cải khoảng 15 triệu đồng.
Tôm chết kéo dài, không còn vốn tái sản xuất, kinh tế gia đình gặp khó khăn, nhưng người nuôi tôm công nghiệp (NTCN) vẫn phải mỏi mòn chờ số tiền được chi trả theo hợp đồng bảo hiểm. Nó giống như một món nợ xấu mà trước nay nông dân mới lần đầu gặp phải.
Chỉ còn hơn một tháng nữa, vụ nuôi tôm thứ hai của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) sẽ bước vào thu hoạch. Tuy vậy, suốt gần một tuần qua, mưa lớn kéo dài đang khiến cho người nuôi tôm lẫn doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) như ngồi trên đống lửa, bởi mưa lớn bất thường kèm bão sẽ làm thay đổi nguồn nước nuôi tôm, khả năng thất bát là rất lớn.
Hiện nay dịch bệnh trên gia súc, gia cầm đang tạm thời được kiểm soát, tuy nhiên nguy cơ dịch cúm gia cầm trên đàn chim là rất cao.