Nóng chất lượng con giống thủy sản
Thời gian qua, nắng nóng kéo dài làm độ mặn tăng cao, môi trường ao nuôi diễn biến bất lợi cho con tôm phát triển.Theo đó, dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá cả vật tư đầu vào như thức ăn, thuốc, hoá chất, điện... tăng cao cùng với giá tôm nguyên liệu xuống thấp trong khoảng thời dài làm cho người nuôi tôm không có lãi, không còn khả năng tái sản xuất...
Ông Lâm Văn Khiếm, Chủ nhiệm Hợp tác xã nuôi tôm công nghiệp Tân Long, ấp Tân Long, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, nhìn nhận: "Người nuôi tôm công nghiệp đa phần nuôi theo cảm tính. Khi bị dịch bệnh, thất bại không còn vốn tái sản xuất thì tìm đến đại lý để tiếp tục được đầu tư, để có cơ hội nuôi tiếp, có cơ hội trả nợ. Đương nhiên, người nuôi phải chấp nhận rủi ro về chất lượng của con giống, chế phẩm xử lý môi trường ao nuôi... Bởi họ bắt buộc mua thức ăn của đại lý nào thì phải mua con giống, thuốc tại đại lý đó".
Theo đó, tình trạng tiếp thị các sản phẩm trực tiếp xuống ao nuôi với hình thức tiếp thị bao bì bắt mắt, kèm theo chương tình khuyến mãi kích thích lòng tham của người nuôi tôm. Một số công ty sản xuất kinh doanh vì lợi nhuận, chiết khấu cao nên không tố giác với cơ quan chức năng chức năng khi phát hiện hàng hoá có vấn đề mà cứ bán cho người dân sử dụng. Một số hộ nuôi tôm, ngoài việc sử dụng vật tư nông nghiệp còn kinh doanh bằng hình thức bán lại cho một số hộ nuôi khác trong vùng để thu lợi nhuận nhưng không đăng ký thủ tục hành chính, không có bảng hiệu làm cho cơ quan quản lý thiếu cơ sở để kiểm tra, kiểm soát.
Ông Lê Song Hùng, Phó Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thuỷ sản, cho biết: "Một số sản phẩm khi người dân sử dụng phát hiện không hiệu quả thì các công ty cải biến, thay đổi thương hiệu với thành phần và công dụng khác nhau, thực chất các sản phẩm này đều cùng một nơi sản xuất".
“Bên cạnh đó, nhiều công ty sản xuất con giống, vật tư nông nghiệp đưa đội ngũ nhân viên kỹ thuật đến các đại lý thực hiện xét nghiệm bệnh tôm cho người nuôi như: lấy mẫu gan tuỵ và ruột tôm để soi tươi trên kính hiển vi, nhằm mục đích chẩn đoán, kê toa bán thuốc nhưng thực chất cách xét nghiệm này không nói lên được điều gì về bệnh tôm”, ông Hùng cho biết thêm.
Giám đốc Sở NN&PTNT Lê Văn Sử cho biếtđang chỉ đạo đơn vị trực thuộc tổng kết, thống kê lại những công ty giống bán vào Cà Mau trong năm qua cho hiệu quả cao để phối hợp hỗ trợ cho hộ nuôi; đồng thời kết hợp với Chi cục nuôi trồng thuỷ sản, Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư tập huấn kỹ thuật. Còn về vật tư nông nghiệp thì Chi cục Quản lý chất lượng sẽ tăng cường kiểm tra, những sản phẩm nào chất lượng sẽ đưa ra cho người nuôi đánh giá lại, từng bước tìm ra sản phẩm chất lượng và loại dần sản phẩm kém chất lượng.
Có thể bạn quan tâm
Từ đầu năm đến nay, ngành thủy sản huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) có bước phát triển mạnh là nhờ số lượng tàu thuyền khai thác thủy sản khá ổn định, trong đó tàu thuyền khai thác biển 385 chiếc (có 10 chiếc đánh bắt xa bờ).
Ngày 9.10, tại xã Mỹ Thành (Phù Mỹ - Bình Định), Tập đoàn Việt- Úc đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Khu phức hợp sản xuất tôm chất lượng cao. Dự lễ có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Thu Hà và Tổng Giám đốc Tập đoàn Việt- Úc Lương Thanh Văn.
Tình trạng ngư dân sử dụng rọ lồng (hay còn gọi là lồng bát quái, lồng xếp) để đánh bắt thuỷ sản đang diễn ra rầm rộ ở nhiều địa phương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi thủy sản và môi trường sinh thái.
Từ xưa đến nay, khu vực thị xã Bình Long nói riêng và tỉnh Bình Phước nói chung, bà con nông dân còn bỏ phí, chưa đầu tư, tận dụng hết tiềm năng diện tích ao hồ có sẵn mà thường chú trọng vào cây công nghiệp, ao hồ chủ yếu dành để cung cấp nước tưới.
Với diễn biến bất thường của thời tiết những tháng cuối năm, Sở NN&PTNT Khánh Hòa đã chỉ đạo các địa phương cần tăng cường công tác giám sát vùng nuôi thủy sản trên địa bàn.