Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng con giống, thuốc, thức ăn thủy sản
Đến nay, toàn tỉnh có trên 21.000 hộ thả nuôi gần 2,4 tỷ con tôm sú và thẻ chân trắng trên diện tích hơn 19.200ha, khoảng 80% diện tích thả nuôi theo hình thức quảng canh, quảng canh cải tiến; 3.988ha diện tích thả nuôi thâm canh, bán thâm canh, diện tích còn lại đang trong giai đoạn xử lý, cải tạo ao hồ. Điều đáng quan tâm, hiện tôm nuôi có trên 313 triệu con ở các huyện bị thiệt hại, với diện tích 2.245ha, tương đương với 3.064 hộ.
Trong đó huyện Duyên Hải và Cầu Ngang có tôm nuôi bị thiệt hại nhiều nhất, chiếm hơn 20% diện tích thả nuôi, đa phần tôm nuôi bị thiệt hại đều ở giai đoạn từ 20 - 45 ngày tuổi. Nguyên nhân tôm nuôi bị thiệt hại do nhiệt độ không ổn định, nắng nóng kéo dài, môi trường biến động nên dẫn đến tôm nuôi bị bệnh đốm trắng, hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính...
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kim Ngọc Thái chỉ đạo: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Nuôi trồng thủy sản phối hợp chặt chẽ với UBND, phòng NN - PTNT các huyện tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng con giống, thuốc, thức ăn thủy sản; thực hiện dứt điểm công tác thủy lợi nội đồng từ nay đến hết ngày 30/5/2015 để phục vụ cho vụ lúa hè - thu, nuôi trồng thủy sản.
Đối với các vùng nuôi tôm, các sở, ngành tỉnh phối hợp tốt với UBND các huyện chỉ đạo các xã khắc phục tình trạng tôm chết, xử lý ao hồ, môi trường, đặc biệt là phân bổ 30 tấn hóa chất chlorine từ nguồn dự phòng của tỉnh hỗ trợ những vùng nuôi trọng điểm có tôm nuôi bị thiệt hại nhiều. Đồng thời chuẩn bị tốt các điều kiện để thả nuôi vụ tiếp theo; khuyến cáo nông dân thả nuôi rải vụ; chú ý tập trung chăm sóc ao hồ có tôm nuôi đang phát triển; tăng cường cán bộ hỗ trợ kỹ thuật nuôi tôm giúp nông dân 02 huyện Duyên Hải và Cầu Ngang để kịp thời báo cáo nhằm chủ động xử lý khi có dịch bệnh xảy ra.
Đối với các dự án, công trình trọng điểm cần tập trung đẩy nhanh tiến độ đáp ứng nhu cầu của người dân. Đồng thời chỉ đạo, Sở NN - PTNT phối hợp với các ngành liên quan nghiên cứu giải pháp tháo gỡ tuyến kênh nội đồng ở xã Long Vĩnh để kịp thời đẩy nhanh tiến độ phục vụ sản xuất đạt hiệu quả hơn.
Related news
Theo hướng dẫn lịch thời vụ, vụ gieo cấy lúa trên đất nuôi tôm gần kề, ngành nông nghiệp khuyến cáo bà con nông dân xả nước mặn, tận dụng nguồn nước mưa để cải tạo đất ngay từ đầu mùa mưa. Độ mặn trong ruộng cần ổn định ở mức dưới 2%o trong thời gian ít nhất 30 ngày trước khi gieo cấy.
Những ngày này, hơn 1,5 ha đất lúa của ông Thắng đã ngả màu vàng óng. Nước trên ruộng đang được ông chắt cạn dần. Những con ba ba đủ cỡ lần lượt bò xuống ao lắng rộng hơn 1.000 m2. Ông Thắng cho biết: “Nhờ mô hình trồng lúa kết hợp với nuôi ba ba và nuôi cá mà vụ lúa nào gia đình tôi cũng thu hoạch đạt hiệu quả cao.
Bên cạnh hai cây trồng chủ lực là chè và cà phê, cây mít nghệ cũng đang là loại cây trồng mới đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi xã nghèo Lộc Bảo (huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng).
Tại lớp tập huấn, học viên được nghe giảng về nhiều nội dung. Trong khuôn khổ lớp tập huấn, các học viên được đi tham quan Trại Sản xuất giống ngao Cồn Cống, tỉnh Tiền Giang.
Trong tháng 9/2014, trên một số phương tiện thông tin đại chúng tại Đài Loan (Trung Quốc) đưa tin về hàng nông sản Việt Nam bị nhiễm dioxin (chất độc Màu da cam) đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản nước ta, nhất là thị trường xuất khẩu trà.