Nuôi ba ba, nghề của nhà nghèo
Chỉ với số vốn ít ỏi nhưng chỉ sau vài năm đầu tư, nhiều hộ gia đình từ diện nghèo, cận nghèo đã được thoát nghèo, còn khá hơn thì có nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng, cá biệt có hộ lên đến hơn tỷ đồng/năm.
Nghề nuôi động vật hoang dã những năm gần đây ở các tỉnh ĐBSCL phát triển mạnh, trong đó ba ba là loài vật nuôi tiềm năng vì dễ nuôi, nhẹ chi phí, giá cả ổn định cũng như thuận lợi về đầu ra nên được nhiều hộ dân chọn đầu tư.
Năm 2009 anh Phan Văn Truyền ở ấp Láng Hầm B, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A (Hậu Giang) đến tham quan mô hình nuôi ba ba của ông Đinh Công Thủ. Dù rất muốn nuôi song anh Truyền không có vốn đầu tư.
Thấy vậy, ông Thủ cùng các thành viên trong HTX ba ba Thạnh Lợi đã hỗ trợ cho vay 30 triệu đồng để anh đầu tư nuôi. Nhớ lại những ngày đầu học nuôi ba ba, anh Truyền cho biết, nhà vốn nghèo lại không có đất SX nên anh ở đậu nhà người quen. Cả 2 vợ chồng sống bằng việc làm thuê, làm mướn.
Cách nay gần 6 năm được HTX ba ba Thạnh Lợi hỗ trợ vốn mua đất, đào ao và mua 500 con ba ba giống về nuôi. Sau 2 năm đàn ba ba đạt kích cỡ thu hoạch bán cho lợi nhuận 80 triệu đồng.
Từ nguồn lợi nhuận ban đầu, anh Truyền quyết định tăng số lượng ba ba lên 1.000 con và để tránh thất thoát, anh dừng tole xung quanh ao và đặt bọng để nước ra vô theo thủy triều.
Đến nay mô hình nuôi ba ba được anh nuôi theo hình thức sinh sản với số lượng 300 con giống/ngày được bán với giá 1.500 - 2.000 đồng/con, trừ hết chi phí lãi 9 triệu đồng/tháng. Nhờ vậy năm 2012 gia đình anh Truyền được công nhận thoát nghèo.
Từ việc nuôi ba ba mà anh có điều kiện sang thêm đất, sắm xe và xây căn nhà trên 150 triệu đồng.
Cũng ăn nên làm ra từ nghề nuôi ba ba với số tiền ít ỏi, ông Đinh Công Phít cùng xã Thạnh Xuân có nguồn thu nhập nửa tỷ đồng/năm.
Ông Phít chia sẻ: "Từ năm 2000, nhận thấy nhu cầu tiêu thụ ba ba của nhà hàng, quán ăn rất lớn, tuy nhiên, nguồn ba ba trong tự nhiên ít, kích cỡ nhỏ không đáp ứng được nhu cầu. Từ đó tôi đã nghĩ đến việc nuôi để bán, nhưng 2 năm sau mới thực hiện được".
Theo lời ông Phít, năm 2002 để có 10 triệu đồng đầu tư cho ba ba, gia đình ông đã tích góp hàng chục năm trời.
Ao nuôi được xây dựng có chiều rộng 400 m2 và thả nuôi 500 con, sau 1,5 năm ông tuyển ba ba đực ra bán thịt còn ba ba cái để nuôi sinh sản, trừ chi phí lãi 50 triệu đồng.
Từ đó được ông mở rộng thêm 2 ao nuôi với diện tích 400 m2 và 200 m2, thả nuôi 3.000 ba ba đẻ, 3.000 ba ba ba giống.
Đến nay, mỗi năm, ông Phít thu hoạch khoảng 1,5 tấn ba ba thương phẩm, cung ứng cho người nuôi ở các tỉnh ĐBSCL vài chục ngàn ba ba giống và trứng đem về nguồn lợi nhuận nửa tỷ đồng.
Có nguồn lợi nhuận trên 1 tỷ đồng từ việc nuôi 10.000 ba ba, ông Đinh Công Thủ, Giám đốc HTX ba ba Thạnh Lợi cho biết: “Nuôi ba ba rất nhẹ vốn đầu tư. Đối với chi phí 1.000 ba ba giống, đào ao, thức ăn… khoảng 50 triệu đồng".
Năm 2009, 11 xã viên của HTX thả nuôi 5.000 ba ba nay đã tăng trên 60.000 con. Sau 3 năm tham gia SX, HTX có 3 xã viên đã thoát nghèo còn những xã viên khác vươn lên khá giàu.
Có thể bạn quan tâm
Hội Nông dân xã Bình Phú (Châu Phú - An Giang) cho biết, vụ hè thu năm nay, xã Bình Phú có 27 hộ trồng lúa Nhật, với tổng diện tích trên 120 héc-ta, đạt năng suất bình quân trên 6,5 tấn/héc-ta. Toàn bộ sản phẩm được Công ty TNHH Angimex - Kitoku mua với giá 8.400 đồng/kg lúa khô, sau khi trừ chi phí, nông dân lãi từ 30 - 35 triệu đồng/héc-ta.
Chỉ vì tin đồn thất thiệt “mít non nhúng thuốc Trung Quốc bán tràn lan ngoài thị trường” mà nhà vườn trồng mít ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang) và các địa phương lân cận phải lao đao vì giá giảm thê thảm, gây thiệt hại rất lớn.
Chỉ trong vòng hơn 1 tháng giá xăng dầu tăng 3 lần, hàng ngàn tàu cá trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế gặp khó. Chi phí nhiên liệu tăng cao nhưng tôm, cá, mực... lại mất giá; sau chuyến biển thu không đủ bù chi. Khoảng nửa tháng nay, nhiều chiếc tàu ra khơi cầm chừng.
Gần đây, do lợi nhuận từ việc trồng keo giấy khá cao, nông dân Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) mở rộng diện tích trồng keo giấy vụ mới. Hiện nay, các vườn ươm tại Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) bán cây con (chủ yếu giống keo giâm hom) dao động từ 600 đồng đến 700 đồng/1 cây keo giấy, tuy nhiên nguồn cung cũng chỉ đủ đáp ứng khoảng 70% nhu cầu trồng rừng của người dân. Trung tâm Dịch vụ thương mại Khánh Vĩnh đã mua 165.000 cây keo lai giâm hom từ các tỉnh khác để đáp ứng nhu cầu trồng rừng của bà con.
Hàng chục hộ dân trên địa bàn thành phố Hòa Bình tham gia mô hình nuôi tôm càng xanh thương phẩm vừa hoàn tất vụ thu hoạch. Kết quả mang lại khả quan với 1 ha trong mô hình, thời gian nuôi 6 tháng, các hộ thu được hơn 1.800 kg tôm càng xanh thương phẩm, trị giá gần 400 triệu đồng.