Tăng cường hướng dẫn nông dân kỹ thuật canh tác lúa trên đất tôm

Bà con được cung cấp những kiến thức cơ bản về quy trình kỹ thuật canh tác lúa trên đất nuôi tôm, như: lịch thời vụ; cơ cấu giống thích nghi; kỹ thuật gieo sạ, cấy; bón phân đúng liều lượng; chăm sóc; phòng trừ sâu bệnh qua từng giai đoạn phát triển của lúa…
Đặc biệt, bà con còn được hướng dẫn kỹ thuật làm đất trước khi gieo sạ, cấy, nhất là khâu rửa mặn (xới đất kết hợp bón thêm vôi bột liều lượng từ 300 - 400kg/ha).
Các lớp tập huấn, hội thảo đầu bờ giúp nông dân có thêm kiến thức cơ bản về canh tác lúa trên đất nuôi tôm, từ đó áp dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Sau nhiều năm thua lỗ liên tục vì giá heo hơi thấp dưới giá thành sản xuất, người nuôi phải giảm hoặc bỏ đàn. Gần đây ở Phú Yên, giá heo hơi nhích lên dần và đang ở mức cao, các hộ nuôi rất phấn khởi, nhiều hộ đang tăng đàn.

Một số hộ dân xã Long Kiến (Chợ Mới - An Giang) rất phấn khởi vì thu hoạch mồng tơi lấy hạt đạt năng suất cao, giá cả ổn định, đem lại thu nhập khá cho nông dân.

Hơn 10 năm trước, vợ chồng anh Phạm Văn Tiến (44 tuổi) ở thôn Liên Trì 1, xã Bình Kiến (TP Tuy Hòa, Phú Yên) thuộc diện khó khăn, nhưng với nghị lực vượt khó, anh không chỉ vươn lên thoát nghèo mà trở thành nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.

Ngày 31-3, tại Đồng Tháp, Bộ NN-PTNT tổ chức hội thảo bàn về việc triển khai thực hiện Quyết định 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn”.

Diện tích cây thanh long trên địa bàn huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) hiện nay trên 180 hécta, trong đó thanh long ruột đỏ chiếm 142 hécta. Theo kế hoạch của Phòng Nông nghiệp - phát triển nông thôn huyện Xuân Lộc, đến năm 2020 diện tích thanh long ruột đỏ trên toàn huyện sẽ đạt mức 1.500 hécta, rải đều trên 13 xã và thị trấn.