Quảng Ngãi Làm Cánh Đồng Mẫu Cho Cây Mía

Tiếp nối sự thành công trong việc đưa cơ giới vào trồng mía ở vùng đất núi, gò đồi tại huyện Ba Tơ, Nhà máy Đường Phổ Phong (thuộc Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi) triển khai xây dựng những cánh đồng mẫu đầu tiên cho cây mía tại huyện miền núi Sơn Hà.
Cây mía lấy lại phong độ
Có mặt ở vùng đất núi Sơn Hà từ hàng chục năm nay, nhưng cây mía vẫn bị cây keo, bạch đàn, đặc biệt là sắn (mì) lấn lướt. Vì thế, diện tích mía ngay tại thời điểm này chỉ 650ha, chưa bằng 1/10 so với cây mì.
Từ vụ mía 2012-2013, cùng với đưa giống mới, đẩy mạnh cơ giới trong quá trình làm đất, việc Nhà máy Đường Phổ Phong đã thực hiện nhiều chính sách đầu tư ưu đãi đã tạo nhiều chuyển biến, thu hút người dân quay lại với cây trồng này. Nhờ đó, năng suất bình quân của mía từ 40-45 tấn/ha/vụ, với chữ đường 6-8 CCS của những năm trước đó, đến vụ thu hoạch năm 2013-2014 cây mía trong vùng quy hoạch đã có năng suất 70-75 tấn/ha/vụ, với chữ đường 9,8 CCS.
Ông Đỗ Nhật Linh ở xã Sơn Hạ cho biết: Với 10ha đất trồng mía, nhờ thực hiện theo hướng dẫn của Nhà máy Đường Phổ Phong, vụ vừa rồi, gia đình ông đã thu hoạch được trên 700 tấn, cao hơn 200-300 tấn so với trước đây, chữ đường đạt trên 9,7 CCS.
Nhiều hộ khác cũng đạt năng suất mía trên 100 tấn/ha/vụ, như hộ ông Nguyễn Mậu Khôi ở cùng xã với ông Linh. Với diện tích 3ha, vụ mía 2012-2013, ông Khôi thu 340 tấn mía; đến vụ 2013-2014, với 3,2ha, ông thu hoạch được 404 tấn, chữ đường đạt 9,8 CCS.
Hỗ trợ vốn đầu tư cho người dân
Theo ông Lê Tấn Tân, với sự đầu tư bài bản như vậy nên tính bền vững của cánh đồng mẫu của cây mía cao hơn nhiều so với hàng loạt loại cây trồng khác; đồng thời chống được tình trạng xói mòn đất.
Vụ mía năm nay, sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt, Nhà máy Đường Phổ Phong triển khai xây dựng những cánh đồng mẫu đầu tiên cho cây mía ở 7 xã của huyện Sơn Hà, với tổng diện tích khoảng 200ha, trong đó mỗi cánh đồng mẫu rộng từ 20-25ha, thời gian thực hiện từ vụ mía 2014-2015 và 2015-2016.
Cánh đồng mía mẫu đang triển khai là diện tích đất trồng lúa một vụ không hiệu quả và một số cây trồng khác chuyển đổi sang. Tham gia cánh đồng mẫu, người dân được hỗ trợ toàn bộ vốn đầu tư, với tổng số tiền gần 42,3 triệu đồng/ha. Trong đó phần ngân sách gần 4 triệu đồng/ha, phần còn lại do Nhà máy Đường Phổ Phong hỗ trợ bằng hình thức cho mượn bằng phân bón, trả tiền nhân công, giống... không tính lãi.
Số tiền mượn sẽ được khấu trừ từng phần vào tiền bán nguyên liệu khi thu hoạch. Sau khoảng 5 tháng triển khai đến nay, xã Sơn Cao đã chuyển đổi, hoàn tất khoảng 20ha mía; xã Sơn Kỳ 15ha; xã Sơn Ba 11ha và xã Sơn Giang 10ha. Ông Lê Tấn Tân - Phó phòng Nguyên liệu của Nhà máy Đường Phổ Phong, người được giao nhiệm vụ theo dõi thực hiện mô hình này, cho biết: Việc đầu tư ban đầu cho mía (gốc tơ) của nông dân đã được nhà máy lo.
Chỉ cần năng suất mía đạt 60 tấn/ha, với chữ đường từ 9,5 CCS là người trồng đã có lãi hàng chục triệu đồng/ha vụ. Thế nhưng thực tế những vụ qua, cây mía ở vùng quy hoạch trên vùng đất này đều đạt trên 70 tấn/ha/vụ, trừ chi phí người dân lãi gần 28 triệu đồng/ha/vụ; gấp khoảng 6 lần so với cây lúa 1 vụ và gấp hơn 2 lần so với cây mì. Đó là chưa nói đến những vụ sau (gốc 1, 2), chi phí đầu tư giảm, nhưng lợi nhuận lại tăng gấp đôi.
Có thể bạn quan tâm

Thấy người đi bán dạo giới thiệu về giống gà Nòi nuôi mau lớn, bán được giá cao, nên chị Hồ Thị Hiền ở xã Thạnh Trị (Sóc Trăng) đã mua hơn 200 con gà giống về nuôi.

Hiện nay, cùng với nuôi tôm, nhiều nông dân trong huyện Phú Tân (Cà Mau) đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi để tăng thu nhập. Anh Thái Văn Việt ở ấp Thọ Mai, xã Phú Mỹ thực hiện mô hình nuôi ba ba thương phẩm. Mô hình này thành công đã giúp cho anh cải thiện điều kiện kinh tế, cuộc sống ổn định hơn.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên, tại xã An Hiệp, An Ninh Đông (Tuy An) đã có 21ha tôm thẻ chân trắng với khoảng 11,6 triệu con (từ 30 đến 45 ngày tuổi) bị chết do mắc bệnh hoại tử gan tụy cấp tính. Nguyên nhân do môi trường nước bị ô nhiễm làm cho dịch bệnh lây lan nhanh.

Từ lâu đã được nghe về năng lực và hiệu quả của việc sản xuất ngao giống tại Nam Định nhưng phải đến bây giờ, chúng tôi mới có điều kiện để đích thị đến thăm cở sở sản xuất của anh Nguyễn Văn Cửu ở xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy. Tin đồn quả không sai!

Hơn tháng qua, giá trứng cút liên tục giảm khiến cho người nuôi ở huyện Đông Hòa (Phú Yên) gặp khó khăn; nhiều hộ phải giảm đàn, bỏ trống chuồng.