Tràn Ngập Hành Trung Quốc, Hành Tây Đà Lạt Thối Nát, Phải Đổ Bỏ

Việc bán hành hiện không đơn giản vì thị trường đang tràn ngập hành tây Trung Quốc với mẫu mã rất bắt mắt. Nhiều kho hành tây hàng chục tấn của nhà vườn Đà Lạt đã bốc mùi hôi thối.
Nhà vườn trồng hành tây Đà Lạt đang buồn rầu vì năm nay thị trường tiêu thụ rất yếu, thời tiết không thuận lợi khiến hành tây thu hoạch bị hư hỏng cao.
Nửa cuối tháng 3 đến giữa tháng 4 là cao điểm thu hoạch hành tây. Nhưng năm nay vào thời điểm đó Đà Lạt đổ mưa liên tục 25 ngày, làm cho củ hành khi thu hoạch bị ướt. Số hành cất vào kho để chờ bán dần đã bị thối rất nhanh do ẩm ướt.
Chủ nhiều kho hành tây hàng chục tấn phải thuê người hốt đổ bỏ với số lượg lớn, số chưa bị thối thì phần nhiều đã ra rễ trắng.
Theo các thương lái, việc bán hành hiện tại không đơn giản vì thị trường đang tràn ngập hành tây Trung Quốc với mẫu mã rất bắt mắt. Hành tây Đà Lạt thu hoạch gặp trời mưa, vỏ có màu đen bầm xấu hơn hành tây Trung Quốc nên khó tiêu thụ.
Trước đó, những người trồng hành sớm lại thắng lợi vì thu hoạch trong tháng Giêng trời nắng ráo, giá tại vườn lúc đó được thu mua từ 5.500 đến 6.000 đồng một kg. Trong khi đó, hành tây chính vụ thu hoạch bị gặp mưa liên tục, giá lại rớt xuống còn 5.000 đồng một kg, thấy tiếc nên đa số nhà vườn cất hành vào kho để chờ giá tăng. Nhưng không ngờ sức tiêu thụ hành tây yếu, ngoài việc hành tây bỏ vào kho bị hao hụt và thối củ thì giá hiện nay lại rớt xuống 4.500 đồng một kg mà vẫn rất khó bán.
Một nhà buôn tên Tân cho biết, giới buôn rau củ Đà Lạt năm nay lỗ nặng, nhiều người bỏ ra 500 triệu đến cả tỷ đồng mua hành nguyên đám của nhà vườn và thu mua trực tiếp lúc nhà vườn thu họach để cất trữ vào kho chờ giá tăng kiếm lời, nhưng đã lỗ nặng. Có những kho hành tây, chủ phải thuê xe múc tới xúc đi đổ trong đêm vì bị hư thối quá nhiều.
"Chuyện nhà vườn năm nay có hành trong kho nhưng bán không được là điều dễ hiểu, vì đa số những người buôn rau củ ở Đà Lạt năm nay đều mua hành tây cất trữ trong kho, người ít thì vài chục tấn, người nhiều thì cả trăm tấn, cá biệt có người cất trữ tới 200 tấn", bà Tân cho biết thêm.
Theo ông Huy, người có kinh nghiệm trồng hành lâu năm, hành tây nếu thu hoạch gặp trời nắng ráo, kỹ thuật chăm sóc tốt trong quá trình canh tác thì có thể cất trữ trong kho được trên 4 tháng, tỉ lệ hao hụt do để lâu ngày bị giảm trọng lượng và cả thối củ chỉ khoảng 15%.
"Với tỷ lệ hao hụt cao và giá thấp như hiện nay, người đang trữ hành tây trong kho sẽ lỗ vì giá thành hành tây đến lúc thu hoạch đã trên 3.000 đồng một kg", ông Huy nói.
Nhiều người trong nghề dự báo, nhiều khả năng vài tháng tới giá hành tây sẽ rất cao, nhưng đến lúc đó số người còn có hành tây trong tay sẽ rất ít. Hiện tại các chủ kho hành tây đang tìm mọi cách để tiêu thụ nhằm tránh việc phải thuê người hốt đi đổ do hư thối.
Có thể bạn quan tâm

Là tỉnh có diện tích trồng khoai lang lớn nhất ĐBSCL nhưng hiện nay giá khoai lang tại Vĩnh Long đang lên xuống thất thường vì quá phụ thuộc thị trường Trung Quốc

Có tám container vải tươi của VN đã và đang trên đường đến hai thị trường khó tính mới mở là Mỹ và Úc sau nửa tháng bắt đầu xuất khẩu.
Xã Pú Nhi (huyện Điện Biên Đông) có 20 bản của 2 dân tộc Mông và Thái. Sản xuất nông nghiệp ở đây từ lâu đời chủ yếu canh tác một vụ trên nương, năng suất, sản lượng thấp. Đất sản xuất có độ dốc cao, nhanh bạc màu, người dân không sử dụng phân bón nên gieo trồng được 2 - 3 vụ lại bỏ hoang. Diện tích rừng bị thu hẹp mà cuộc sống người dân vẫn không được cải thiện nhiều, tỷ lệ hộ nghèo cao.
Chúng tôi gặp bà Nguyễn Thị Miên, đội 23, xã Thanh Chăn (huyện Điện Biên) tại lớp tập huấn “Quy trình chăm sóc cây lúa, ngô trên đồng ruộng bằng các sản phẩm của Công ty Supper phốt phát và Hoá chất Lâm Thao” diễn ra từ ngày 12 - 13/6 vừa qua, bà Miên hồ hởi cho biết, đã nhiều năm qua mỗi khi bước vào mùa vụ, gia đình bà không phải lo tiền, hay vay lãi nóng để mua phân bón nữa.
Người dân bản Tà Lèng, xã Tà Lèng (TP. Điện Biên Phủ) không ai không biết ông Lò Văn Mấng, Phó chủ tịch HĐND xã năng nổ, nhiệt tình trong công việc và làm kinh tế giỏi.