Tăng cường giám sát các vùng nuôi nghêu để hạn chế thiệt hại

Theo báo cáo của một số tỉnh ven biển như Hà Tĩnh, Tiền Giang, hiện nay nghêu nuôi có hiện tượng chết trên diện rộng và hàng loạt. Qua kết quả kiểm tra phân tích tác nhân gây bệnh trên nghêu tại Hà Tĩnh của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I cho thấy, vi rút Herpesvirus không phải là tác nhân gây ra hiện tượng nghêu chết hàng loạt.
Tuy nhiên, hiện tại trong môi trường nước nuôi nghêu và trên cơ thể nghêu nuôi đã phát hiện thấy sự có mặt và phát triển của vi khuẩn gây bệnh cơ hội. Chưa có nhận định về ký sinh trùng Perkinsus do chưa có kết quả phân tích.
Trước tình hình trên và để hạn chế dịch bệnh và triển khai có hiệu quả vụ nuôi nghêu năm 2015, Tổng cục Thủy sản đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh có nuôi nghêu giám sát việc thu gom nghêu chết và chôn lấp một cách triệt để theo đúng quy trình hướng dẫn của cơ quan thú y để tránh lây lan sang các cá thể nghêu còn sống;
Chỉ đạo cơ quan quản lý địa phương hướng dẫn các hộ nuôi cải tạo bãi nghêu nuôi theo đúng quy trình; Hướng dẫn hộ nuôi sau khi đã cải tạo bãi nuôi cần kiểm tra các thông số môi trường phù hợp cho nghêu nuôi (pH = 6,5 - 8,5) mới khuyến cáo cho người nuôi tiếp tục thả giống.
Đã phát hiện thấy sự có mặt của vi khuẩn gây bệnh cơ hội ở ngưỡng cảnh báo và sự có mặt của loài tảo Ceratium fucar (mặc dù với mật độ thấp) là loài tảo đã từng gây ra hiện tượng thủy triều đỏ ở vùng biển nước ta. Do vậy, khuyến cáo các hộ nuôi nghêu cần thường xuyên quan sát bãi nuôi, khi có hiện tượng thay đổi bất thường trên bãi nghêu nuôi cần thông báo ngay cho cơ quan quản lý và cơ quan chuyên môn để phối hợp triển khai thu mẫu.
Khuyến cáo thả nuôi với mật độ thả từ 180 - 200 con/m2; cỡ giống nuôi từ 400 - 600 con/kg. Đối với nghêu đạt cỡ thu hoạch cần khẩn trương thu hoạch để tránh thiệt hại xảy ra. Đối với nghêu chưa đạt cỡ thu hoạch thì chủ động san thưa không để mật độ nuôi quá dày.
Thường xuyên theo dõi, kiểm tra các yếu tố môi trường nước như: nhiệt độ, độ mặn… ở bãi nghêu để khuyến cáo, cảnh báo cho người nuôi. Có biện pháp khai thông các vùng nước đọng để tránh hiện tượng đọng nước cục bộ làm cho nhiệt độ tăng cao vào buổi trưa gây chết nghêu.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 21-7, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh đã có cuộc họp với các sở, ngành liên quan để nghe báo cáo và xử lý những kiến nghị của Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai.
Hiện nay đang vào mùa lũ, nhiều nông dân ở các huyện Lấp Vò, Lai Vung tận dụng ao, mương hoặc ruộng không trồng lúa cho nước vào để trồng ấu Đài Loan. Ấu cũng đã trở thành cây trồng chính của nhiều hộ gia đình ít đất canh tác.

UBND tỉnh vừa chấp thuận cho Công ty Cổ phần sản xuất nhựa và chế biến nông sản Việt Tân đầu tư dự án Nhà máy chế biến nông sản ớt, xoài sấy theo quy trình khép kín và sản xuất rổ nhựa chứa sản phẩm nông sản khi vận chuyển và tiêu thụ.

Tôm nước lợ là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, trước những thách thức nội tại của ngành và yêu cầu của thị trường, chỉ có cách nâng cao năng lực sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu theo hướng tăng giá trị gia tăng.

Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, cộng với nguồn thức ăn sẵn có tại chỗ nên thời gian qua, nghề nuôi cá bớp trong lồng bè ở đảo Hòn Chuối, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.