Hàng Ngàn Ha Đất Trồng Lúa Bị Bỏ Hoang
Nắng nóng kéo dài, sông suối, hồ đập bị cạn kiệt khiến hàng ngàn hécta đất trồng lúa ở Nghệ An bị bỏ hoang do thiếu nước tưới.
Không những vậy nhiều diện tích lúa ở địa phương này mới gieo cấy cũng đang ngắc ngoải vì hạn hán...
Nông dân điêu đứng vì hạn.
Trời nắng như đổ lửa, gió Lào quất hầm hập, chúng tôi về huyện lúa Yên Thành. Đây là vùng đồng quê chiêm trũng, nhưng lại là nơi chịu đựng hạn rất nặng nề. Đứng bên cánh đồng bạc phếch nắng, anh Nguyễn Văn ở xóm Đồng Bào xã Mã Thành, buồn bã: “Vào thời điểm này vụ hè thu trước, cánh đồng lúa đã lên xanh. Nhưng bây giờ khô khốc như rang, không một giọt nước.
Nhà tui làm 5 sào ruộng, sạ mạ từ giữa tháng 5. Khi cây mạ vựa mới lên xanh thì nước tưới không chảy về khiến toàn bộ các chân đất đều bị nứt toác, cây lúa sống vất vưởng rồi héo dần. Tình hình hạn nặng như thế này nông dân chúng tôi lại thiếu đói mất thôi.”
Không chỉ anh Văn mà hàng trăm hộ dân khác ở xã Mã Thành này cũng đanglao đao vì hàng loạt ruộng lúa non, mạ non đang đứng trước nguy cơ bị chết yểu do nắng hạn khốc liệt.
Ông Phan Minh Trọng - Chủ tịch UBND xã Mã Thành, than thở: "Toàn xã gồm 375 ha diện tích trồng lúa nước , nhưng mới chỉ gieo cấy được khoảng 1/3, còn lại 290 ha không có nước để gieo cấy. Hiện tại diện tích trên phụ thuộc vào thiên nhiên, nếu như trời không mưa sẽ rất nguy khốn".
Ông Nguyễn Sĩ Hưng – Phó chủ tịch huyện Yên Thành, cho biết : Hiện địa phương này có 3.500 ha diện tích trồng lúa bị hạn rất nặng nằm ở các xã phía tây bắc. Huyện đã huy động lực lượng chống hạn nhưng hiện nay do nắng nóng kéo dài, mực nước các hồ đập trên địa bàn đã cạn kiện và xuống thấp nên công việc điều tiết, dồn ép nước rất khó khăn.
“Sau 10.7, nếu không có nước chúng tôi có kế hoạch cho bà còn chuyển sang trồng màu.” Ông Hưng nói.
Tại huyện Quỳnh Lưu, người nông dân cũng đang điêu đứng vì hạn, Theo báo cáo của phòng Nông nghiệp huyện thì Quỳnh Lưu vẫn còn 3.300 ha chưa thể cấy vì thiếu nước, tập trung ở các xã Quỳnh Thanh, Quỳnh Hoa. Quỳnh Thọ; Quỳnh Lâm; Quỳnh Thuận, Quỳnh Nghĩa... Mực nước các hồ đập nhỏ trên địa bàn huyện này cũng đã cạn. Nếu như 10 ngày nữa trời không mưa thì có khoảng 2.000 ha diện tích trồng lúa sẽ bị bỏ hoang.
Hiện nay, đại hạn đã bao phủ địa bàn Nghệ An. Ngoài Yên Thành và Quỳnh Lưu thì các huyện, Nghi Lộc, Đô Lương, Nam Đàn, Anh Sơn... vẫn còn hàng ngàn ha đất trồng lúa bị bỏ hoang chưa thể cấy vì thiếu nước.
Theo ông Phan Văn Lập – Phó giám đốc Sở Nông Nghiệp Nghệ An thì hiện nay diện tích lúa trên toàn tỉnh mới cấy 43.000ha /tổng số 55.000 ha. Như vậy còn 12.000 ha chưa thể cấy vì thiếu nước.
Xả lũ thủy điện, ngăn sông Lam để ....chống hạn.
Hiện nay, các huyện, thị trên địa bàn Nghệ An, đều huy động lực lượng để chống hạn. Ông Lê Văn Cường - Phó giám đốc Công ty thủy lợi Bắc Nghệ An cho biết: Trước tình hình nắng hạn khốc liệt trên địa bàn, công ty đã lên phương án xây dựng lịch tưới ở các hệ thống thủy lợi và hồ chứa; huy động 280 công nhân thường trực thực hiện lịch phân phối, dồn ép nước trên toàn hệ thống.
Huy động trạm bơm của công ty quản lý và trạm bơm dã chiến địa phương để bơm nước các kênh rạch, hỗ trợ tưới.
Phương án tiếp theo là rải lực lượng canh đập Đô Lương để bảo đảm mực nước và lưu lượng; Chỉ đạo các cống tiêu bảo đảm đúng quy định để tiết kiệm nước...
Công ty đã cố hết sức để chống hạn nhưng do nắng nóng kéo dài, các hồ đập mực nước chỉ còn 45/% dung tích thiết kế. Và vụ hè thu bà con gieo cấy, làm đất đồng loạt nên không đáp ứng, cấp nước tưới đủ được.
Công ty đã lập kế hoạch dùng nước sông Lam dẫn vào kênh chính. Kế hoạch này công ty đã làm việc với UBND tỉnh, với Sở, để cấp trên có ý kiến các thủy điện trên thượng nguồn sông Lam điều tiết nước chống hạn.
Trao đổi về vấn đề này ông Nguyễn Văn Hoa- Chi cục trưởng, Chi cục thủy lợi Nghệ An, cho biết: Hiện nay, mực nước trên các sông, hồ chứa đều xuống thấp hơn so với năm ngoái. Riêng hệ thống Nam mực nước chỉ đạt 0,2/thiết kế là 1,15m..
Chi cục đã nắm chắc tình hình hạn hán trên địa bàn tham mưu cho Sở Nông nghiệp. Sở đã đề nghị tỉnh giao cho nguồn nước thủy điện khe Bố phải tăng cường xả nước chống hạn.
“Về lâu dài, UBND tỉnh Nghệ An đã có đề nghị làm 1 đập ngăn sông Lam ở Bến Thủy, để lấy nước. Đề nghị này cũng đã được người của Chính phủ về khảo sát. Nếu như không làm được thì sẽ rất khó khăn trong việc cung cấp nước sản xuất nông nghiệp. Nhưng làm được đập ngăn sông đó cũng không đơn giản chút nào phải mất hàng ngàn tỉ đồng đồng...” Ông Hoa cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Từ tháng 3 đến tháng 5 (Âm lịch) là vào mùa thu hoạch đu đủ ở xã Mỹ Phong (huyện Phù Mỹ - Bình Định). Những ngày này, nông dân trong xã tấp nập thu hái đu đủ và đưa sản phẩm đến bán ở các điểm thu mua của thương lái dọc theo quốc lộ 1A trên địa bàn xã.
Sở NN&PTNT vừa phối hợp với Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) và Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) tổ chức hội thảo khởi động dự án khôi phục rừng ngập mặn thông qua mô hình nuôi tôm bền vững và giảm phát thải ở Cà Mau.
Heo, gà, vịt, cá tra… kéo nhau rớt giá, cộng với dịch bệnh hoành hành trên diện rộng khiến hàng loạt hộ chăn nuôi ở ĐBSCL rơi vào cảnh lao đao. Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế gia đình, do đó “cứu” ngành chăn nuôi đang là vấn đề cấp bách đặt ra.
Theo thống kê của Trạm bảo vệ thực vật huyện Châu Thành (Đồng Tháp), toàn huyện có trên 1.200 ha trồng cây có múi, trong đó diện tích bưởi bị sâu đục trái là 52ha (chiếm 40% diện tích), hiện tượng xì mủ do sâu đục trái cũng đã lây lan qua nhiều loại cây có múi khác như: cam sành, chanh, quýt. Trước thực trạng này, nhiều nhà vườn đã áp dụng biện pháp bao trái để phòng trừ và bước đầu đã thành công.
Tại hầu hết các quốc gia khu vực châu Phi, ngành nuôi trồng thuỷ sản, nhất là cá nước ngọt không phát triển do đó phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Trong khi đó, nguồn cung cá tra trong nước dồi dào với mức giá ổn định là điều kiện thuận lợi để các DN Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang khu vực này. Thực tế cho thấy, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng như cá basa, tra, tôm sang thị trường khu vực đã không ngừng tăng trong những năm qua