Tăng cường công tác giám sát đảm bảo an toàn tàu cá
Ngoài nguyên nhân khách quan do điều kiện thời tiết, do sóng đánh chìm, hư hỏng máy móc thì có nhiều vụ tai nạn tàu cá trên biển có thể tránh được nếu như ngư dân được trang bị đầy đủ về kiến thức cũng như tàu thuyền được trang bị đầy đủ phương tiện an toàn hàng hải. Tai nạn lao động trên biển không những gây thiệt hại nghiêm trọng đến sinh mạng và tài sản của ngư dân, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất của ngành thuỷ sản.
Chỉ tính riêng trong năm 2014 và 3 tháng đầu năm 2015, riêng 6 tỉnh Bắc Trung bộ đã có hơn 100 vụ tai nạn tàu cá trên biển, làm chìm hơn 30 chiếc tàu cá và hàng trăm ngư dân gặp nạn. Điều này cho thấy vấn đề an toàn lao động nghề biển đang đứng trước một thực trạng đáng báo động.
Điển hình là vụ tai nạn đối với ngư dân Trần Văn Đồng, ở xã Diễn Bích, huyện Diễn Châu, Nghệ An chỉ trong vòng 10 ngày đã bị sóng biển đánh chìm cướp mất 5 tàu cá, thiệt hại lên đến gần 3 tỷ đồng. Ngày 19/3, tàu ĐNa 90330 TS có 11 thuyền viên, do ông Đặng Văn Đức (trú phường Nại Hiên Đông, Sơn Trà, Đà Nẵng, làm thuyền trưởng), khi đang hành nghề tại vị trí 160-33'N - 1100-1'E, cách Đà Nẵng khoảng 125 hải lý bị gãy trục chân vịt, không khắc phục được phải nhờ đến trung tâm tìm kiếm cứu nạn khu vực II ứng cứu. Gần đây nhất ngày 18/4/2015, tàu cá mang biển kiểm soát BTh- 87257 đã va chạm với tàu khách Bình Thuận 18, cú va chạm khiến tàu cá chìm ngay cửa biển Phan Thiết.
Một tai nạn thường xuyên xảy ra là tàu hỏng máy, bởi hầu hết tàu cá ngư dân thường sử dụng máy cũ làm máy chính trên tàu, trong lúc đó ngư dân lại không thực hiện đúng các quy trình sử dụng máy tàu. Nhiều tàu cá để cho ngư dân vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn trên biển như không mang áo phao, phao cứu sinh, máy thông tin liên lạc, hải đồ, không hiểu rõ hoặc không chấp hành các quy định về sử dụng đèn tín hiệu, âm hiệu, thiếu ý thức về chống va chạm, không biết sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc.
Để giảm thiểu các thiệt hại về người và tài sản cũng như số vụ tai nạn trên biển, đặc biệt để đối phó với mùa mưa bão sắp tới, ngay từ bây giờ các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện quy định về đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải của tất cả tàu cá. Xử lý nghiêm những trường hợp không trang bị đầy đủ các thiết bị như đèn tín hiệu, phao cứu sinh, máy thông tin liên lạc…Cơ quan đăng kiểm tàu cá cần phân loại, đánh giá chất lượng cũng như tuổi thọ của tàu cá để từ đó có cơ sở cấp phép đối với những tàu cá đáp ứng yêu cầu và được phép ra khơi hoạt động trong từng vùng biển phù hợp. Cần tổ chức các lớp tập huấn về kiến thức an toàn hàng hải, cách xử lý ứng cứu cũng như phối hợp với cơ quan chức năng trong trường hợp tai nạn xảy ra để ngư dân nắm rõ.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, mô hình nuôi cá tra công nghiệp ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang) phát triển khá mạnh, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, trong đó có ông Nguyễn Văn Đời (sinh năm 1954), cư ngụ tại ấp Tân An, xã Tân Phong.
Ngày 7-7, Hiệp hội Cá tra Việt Nam tổ chức cuộc họp báo cáo tình hình sản xuất, xuất khẩu cá tra 6 tháng đầu năm 2015 và kết quả 1 tháng áp dụng Giấy đăng ký nuôi cá tra thương phẩm cho đăng ký Hợp đồng xuất khẩu theo Thông tư 23/2014/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT.
Đó là định hướng quy hoạch phát triển thủy sản được triển khai trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015 - 2020.
Tiền Giang có lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát triển nghề nuôi thủy - hải sản. Nhìn nhận thực tế từ những năm qua cho thấy, nghề nuôi trồng thủy sản đã có những giai đoạn phát triển rất "nóng", tập trung vào nuôi tôm công nghiệp, cá tra, cá bè hay nhuyễn thể.
Tính đến ngày 27-6-2015, các doanh nghiệp trong cả nước đã ký được hợp đồng xuất khẩu 475.294 tấn cá tra các loại, trong đó Trung Quốc và Hồng Kông chính thức vượt Mỹ để trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, tính đến thời điểm này, theo báo cáo của Hiệp hội cá tra Việt Nam (VN Pangasius).