Trao Giấy Chứng Nhận Cho Hồ Tiêu Lộc Ninh

Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể này sẽ được Hội Nông dân huyện Lộc Ninh quản lý, khai thác.
Mới đây, tại huyện Lộc Ninh (Bình Phước), Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học Công nghệ, Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại và du lịch tỉnh Bình Phước đã phối hợp với Hội Nông dân huyện Lộc Ninh tổ chức lễ trao giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể "Hồ tiêu Lộc Ninh" cho 14 nông dân trồng tiêu tiêu biểu.
Hiện nay huyện Lộc Ninh có khoảng 3.559 ha đất trồng tiêu, năng suất đạt 3 đến 4 tấn/ha, chiếm gần 40% diện tích và chiếm 50% sản lượng tiêu trên toàn tỉnh. Đây là địa phương được Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam xếp vào danh sách 6 tỉnh trọng điểm cây hồ tiêu của cả nước.
Hồ tiêu Lộc Ninh là sản phẩm nông sản đầu tiên của tỉnh Bình Phước xây dựng được thương hiệu tập thể. Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể này sẽ được Hội Nông dân huyện Lộc Ninh quản lý, khai thác. Theo quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể "Hồ tiêu Lộc Ninh", để được sử dụng nhãn hiệu tập thể, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm hạt tiêu phải có nguồn gốc tại huyện Lộc Ninh.
Sản phẩm phải đáp ứng các chỉ tiêu về chất lượng nằm trong khung chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất, tổ chức cá nhân sử dụng nhãn hiệu tập thể, logo sản phẩm hoàn toàn bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được Nhà nước bảo hộ quyền sử dụng, được tham gia các chương trình quảng bá, phát triển thương hiệu, yên tâm về đầu ra của sản phẩm, được hỗ trợ tem nhãn, bao bì sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

“Từ gần 10 năm nay, bên cạnh nghề trồng rau, hoa, nuôi cá ở xã San Thàng (thành phố Lai Châu) đã trở thành một nghề. Với diện tích 65,27ha mặt nước, nhiều gia đình đã trở thành hộ khá, giàu từ phát triển kinh tế thủy sản” - chị Lò Thị Thìn, cán bộ Trạm Khuyến nông xã San Thàng cho biết.

Ông Trương Hữu Thông – Chủ tịch Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận cho biết: “Hiện nay, do giải quyết “bài toán” quy hoạch vùng nuôi tôm giống còn dang dở khiến cho các doanh nghiệp vùng tôm danh tiếng ở Tuy Phong đang đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc”.

Nghề nuôi và khai thác nghêu ở các bãi bồi ven biển là nguồn sinh kế quan trọng đối với cộng đồng dân cư ven biển. Đó là thông tin tại hội thảo “Mối liên hệ giữa rừng ngập mặn và nguồn lợi nghêu”, do Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) thông qua Sáng kiến rừng ngập mặn cho tương lai (MFF) phối hợp cùng Viện Sinh học nhiệt đới (ITB) vừa tổ chức tại TP HCM.

Là loài cá nước mặn, sinh trưởng trong môi trường tự nhiên, nhưng cá bống bớp đã “bén duyên” và gắn bó trong “ao nhà” ở vùng đất Nghĩa Hưng (Nam Định) từ hơn 20 năm trước, khi những ngư dân bắt được cá bé sau mỗi chuyến ra khơi đã gom góp lại nuôi trong ao.

Sản lượng tôm của Trung Quốc và Thái Lan giảm mạnh do ảnh hưởng của Hội chứng tôm chết sớm (EMS) là nguyên nhân chính dẫn tới NK tôm từ 2 nước này giảm sút. Theo đó, các nguồn cung khác như Việt Nam, Ấn Độ hay Indonesia tận dụng cơ hội này mở rộng thị trường. NK tôm Indonesia vào Hàn Quốc trong 9 tháng đầu năm nay tăng tới 311,7%.