Tăng cường công tác giám sát đảm bảo an toàn tàu cá
Ngoài nguyên nhân khách quan do điều kiện thời tiết, do sóng đánh chìm, hư hỏng máy móc thì có nhiều vụ tai nạn tàu cá trên biển có thể tránh được nếu như ngư dân được trang bị đầy đủ về kiến thức cũng như tàu thuyền được trang bị đầy đủ phương tiện an toàn hàng hải. Tai nạn lao động trên biển không những gây thiệt hại nghiêm trọng đến sinh mạng và tài sản của ngư dân, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất của ngành thuỷ sản.
Chỉ tính riêng trong năm 2014 và 3 tháng đầu năm 2015, riêng 6 tỉnh Bắc Trung bộ đã có hơn 100 vụ tai nạn tàu cá trên biển, làm chìm hơn 30 chiếc tàu cá và hàng trăm ngư dân gặp nạn. Điều này cho thấy vấn đề an toàn lao động nghề biển đang đứng trước một thực trạng đáng báo động.
Điển hình là vụ tai nạn đối với ngư dân Trần Văn Đồng, ở xã Diễn Bích, huyện Diễn Châu, Nghệ An chỉ trong vòng 10 ngày đã bị sóng biển đánh chìm cướp mất 5 tàu cá, thiệt hại lên đến gần 3 tỷ đồng. Ngày 19/3, tàu ĐNa 90330 TS có 11 thuyền viên, do ông Đặng Văn Đức (trú phường Nại Hiên Đông, Sơn Trà, Đà Nẵng, làm thuyền trưởng), khi đang hành nghề tại vị trí 160-33'N - 1100-1'E, cách Đà Nẵng khoảng 125 hải lý bị gãy trục chân vịt, không khắc phục được phải nhờ đến trung tâm tìm kiếm cứu nạn khu vực II ứng cứu. Gần đây nhất ngày 18/4/2015, tàu cá mang biển kiểm soát BTh- 87257 đã va chạm với tàu khách Bình Thuận 18, cú va chạm khiến tàu cá chìm ngay cửa biển Phan Thiết.
Một tai nạn thường xuyên xảy ra là tàu hỏng máy, bởi hầu hết tàu cá ngư dân thường sử dụng máy cũ làm máy chính trên tàu, trong lúc đó ngư dân lại không thực hiện đúng các quy trình sử dụng máy tàu. Nhiều tàu cá để cho ngư dân vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn trên biển như không mang áo phao, phao cứu sinh, máy thông tin liên lạc, hải đồ, không hiểu rõ hoặc không chấp hành các quy định về sử dụng đèn tín hiệu, âm hiệu, thiếu ý thức về chống va chạm, không biết sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc.
Để giảm thiểu các thiệt hại về người và tài sản cũng như số vụ tai nạn trên biển, đặc biệt để đối phó với mùa mưa bão sắp tới, ngay từ bây giờ các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện quy định về đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải của tất cả tàu cá. Xử lý nghiêm những trường hợp không trang bị đầy đủ các thiết bị như đèn tín hiệu, phao cứu sinh, máy thông tin liên lạc…Cơ quan đăng kiểm tàu cá cần phân loại, đánh giá chất lượng cũng như tuổi thọ của tàu cá để từ đó có cơ sở cấp phép đối với những tàu cá đáp ứng yêu cầu và được phép ra khơi hoạt động trong từng vùng biển phù hợp. Cần tổ chức các lớp tập huấn về kiến thức an toàn hàng hải, cách xử lý ứng cứu cũng như phối hợp với cơ quan chức năng trong trường hợp tai nạn xảy ra để ngư dân nắm rõ.
Related news

Hiện sản phẩm từ sắn (khoai mì) và tinh bột khoai mì của Việt Nam đã đạt tiêu chuẩn thế giới và đáp ứng được yêu cầu của nhiều thị trường khó tính. Vì thế, nếu có chiến lược đúng đắn, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp này có thể đạt 2 tỉ đô la Mỹ.

Trong những năm qua, nuôi trồng thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Bình Đại (Bến Tre), trong đó nghề nuôi tôm biển, nhất là hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh.

Diễn biến này đầy bất ngờ và hoàn toàn bất lợi cho các nhà xuất khẩu (XK) VN, khiến cánh cửa XK cá tra, ba sa vào thị trường Mỹ của các công ty VN sẽ gần như khép lại hoàn toàn. Nếu mức thuế trên chính thức có hiệu lực, các DN XK cá sẽ phải nộp ký quỹ theo mức thuế mới, chưa kể phải đóng bù mức thuế chênh lệch cho những lô hàng đã XK trong giai đoạn từ 1.8.2010 đến 31.7.2011.

Chị Lệ, một tiểu thương mua bán cá tại chợ Mỹ Long (TP. Long Xuyên - An Giang) vừa mua con cá mè vinh nặng 10 kg, dài 50 cm, bề hoành 30 cm của một ngư dân mới đánh bắt được.

Trong nhiều năm trở lại đây, nhờ giá cả, đầu ra ổn định, phong trào chăn nuôi bò lai trên địa bàn tỉnh Bình Định phát triển khá mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.