Phước Dinh (Ninh Thuận) Tổ Nuôi Tôm An Toàn Bền Vững Hoạt Động Hiệu Quả
Đầu năm 2012, có 20 hộ nuôi tôm ở thôn Sơn Hải 1 (xã Phước Dinh, Thuận Nam, Ninh Thuận) liên kết nhau thành lập Tổ nuôi tôm an toàn bền vững (NTATBV) và đã mang lại nhiều lợi ích cho các hộ tham gia, đồng thời có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường sinh thái ở địa phương.
Những năm trước đây, người nuôi tôm ở thôn Sơn Hải 1 chủ yếu là nuôi tự phát, chưa có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường vùng nuôi tôm chung. Do vậy, dịch bệnh thường xuyên lây lan, gây thiệt hại kinh tế cho các hộ nuôi tôm toàn vùng.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, 20 hộ nuôi (với tổng diện tích 22,7 ha) đã bàn bạc và thống nhất thành lập Tổ NTATBV. Theo đó, các hộ thống nhất chia sẻ kinh nghiệm từ khâu chọn giống, biện pháp chăm sóc, phòng chống dịch bệnh… tất cả đều được thực hiện triệt để, đồng loạt để đảm bảo mỗi hộ tham gia đều nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ các thành viên trong tổ.
Các hộ thành viên đều được tham gia các lớp tập huấn về nuôi tôm an toàn, bền vững do Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh, các công ty cung cấp giống, thức ăn tổ chức. Anh Võ Văn Sơn, Tổ trưởng Tổ NTATBV chia sẻ: Từ khi tham gia tổ, giữa các hộ có sự gắn bó, đoàn kết, thực hiện đúng cam kết, các điều khoản mà tổ đề ra từ đầu. Mỗi tháng tổ họp bàn, chia sẻ kinh nghiệm 2 lần, có kế hoạch phân công nhân lực thay phiên nhau cùng chăm sóc và bảo vệ tôm nuôi, hạn chế tình trạng thất thoát, tăng hiệu quả.
Nhờ sự liên minh, giúp đỡ lẫn nhau của các thành viên trong Tổ NTATBV, năng suất nuôi tôm của các hộ tham gia đều đạt cao hơn so với việc hoạt động riêng lẻ. Năng suất tôm thẻ bình quân của mỗi hộ đạt trên 15 tấn/ha, tỷ lệ tôm bị dịch bệnh thấp, doanh thu đạt khoảng 700 triệu đồng/ha/vụ.
Anh Nguyễn Thái Đạo, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Dinh cho biết: Sự liên kết này cũng giúp cho các cơ quan chức năng, địa phương thuận lợi hơn trong quản lý, và xử lý bệnh cho tôm mỗi khi có dịch bệnh xảy ra. Đây cũng là hình thức hợp tác góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường vì cộng đồng, giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả sản xuất cho chính các hộ tham gia.
Có thể bạn quan tâm
Để tránh bị ép giá, những vụ gần đây ngành nông nghiệp đã khuyến cáo nông dân trồng rải vụ và sử dụng nhiều loại giống. Trong năm, giá khoai lang tím Nhật đã tăng trở lại, trung bình từ 710.000- 825.000 đ/tạ (60kg), lợi nhuận từ 90- 100 triệu đồng/ha/vụ.
Hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo khẩn trương thu hồi những lô giống nảy mầm kém và bổ cứu các giống khác cho kịp thời vụ cho bà con.
Ngày 16-1, tại xã Kim Phượng, Trạm Khuyến nông huyện Định Hóa (Thái Nguyên) đã tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện mô hình “Ứng dụng khoa học và công nghệ sản xuất khoai tây vụ đông năm 2013.
Đến vùng màu xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) những ngày giáp Tết, hầu hết nông dân đều tất bật trong việc thu hoạch hoa màu. Tuy nhiên, trái ngược với niềm vui trúng mùa trúng giá như năm trước, người dân trồng hành lá đang rất lo lắng bởi giá hành lá năm nay đang giảm ở mức rất thấp.
Đồng thời, tiếp tục hỗ trợ hệ thống nhân giống đạt chuẩn với mục tiêu cung cấp 100% số hộ tham gia sử dụng giống lúa cấp xác nhận và ghi chép sổ tay sản xuất lúa theo VietGAP; hướng tới xây dựng mối liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ lúa ổn định.