Tăng Cường Các Biện Pháp Diệt Rệp Sáp Bột Hồng
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Ninh, tính đến đầu tháng 7.2013, toàn tỉnh có 1.142,6ha/29.572ha mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng. Trong đó, phân theo mức độ hại như sau: 694,7ha nhiễm dưới 30%; 345ha nhiễm 30-70%; 102,9ha nhiễm trên 70%. Diện tích mì nhiễm rệp sáp bột hồng còn lại trên đồng là 1.095,6ha, trong đó có 648,7ha nhiễm dưới 30%; 344ha nhiễm 30-70%, 102,9ha nhiễm trên 70%.
Hiện đã có 38 xã trong tỉnh có dịch bệnh rệp sáp bột hồng. Châu Thành là huyện có nhiều xã có diện tích mì bị nhiễm rệp hại nhất (15 xã), các huyện còn lại có từ 2 đến 5 xã có diện tích mì bị nhiễm rệp hại. Dù chỉ có 4 xã có diện tích mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng nhưng Tân Châu lại là huyện đứng đầu về diện tích mì bị rệp gây hại (303ha), kế đến là huyện Dương Minh Châu (300ha).
Từ ngày 28.5.2013, ngành Nông nghiệp Tây Ninh phối hợp với tổ chức FAO phóng thích 2.000 cặp ong ký sinh trên cách đồng mì nhiễm rệp sáp bột hồng tại xã Ninh Sơn (Thị xã). Tỷ lệ ong ký sinh hiện diện trên ruộng mì điều tra được trước khi phóng thích là 53,3%. Đến ngày 11.6.2013 (14 ngày sau khi phóng thích), tổ chức điều tra hiện diện của ong ký sinh tại khu vực ruộng mì trên cho thấy tỷ lệ ong ký sinh là 98,3%. Tại khu vực cách ruộng mì đã được phóng thích ong ký sinh 1km theo hướng gió, tỷ lệ ong ký sinh là 70%.
Đến ngày 25.6.2013 (28 ngày sau khi phóng thích), tổ chức điều tra hiện diện của ong ký sinh tại khu vực ruộng mì trên cho kết quả như sau: Ruộng mì đã được phóng thích có tỷ lệ ong ký sinh 100%. Ở khu vực cách ruộng mì đã được phóng thích ong ký sinh 1km theo hướng gió, tỷ lệ ong ký sinh 95,6%.
Song song đó, ngành Nông nghiệp tỉnh cũng đã phun thử nghiệm nấm xanh Metarhizium anisopliae trừ rệp sáp bột hồng hại mì. Kết quả đã làm giảm một số lượng rệp sáp bột hồng ở thời điểm 7-10 ngày sau khi phun. Tuy nhiên, do thời điểm phun đang nắng nóng nên nấm xanh không thể sống để hình thành quần thể và tiếp tục ký sinh lên lứa rệp sáp tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm
Chi phí đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế khá cao trong điều kiện môi trường tự nhiên thuận lợi cho nghề trồng rong sụn đang mở ra một hướng phát triển kinh tế mới cho người dân các địa phương ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Xã Ðông Minh (Tiền Hải - Thái Bình) có 450ha nuôi trồng thủy sản (NTTS) nước lợ, trong đó có 105ha được chuyển đổi từ diện tích làm muối theo quyết định của UBND tỉnh. Vụ xuân, hè năm 2015, trong vùng chuyển đổi nuôi thả 60ha với số lượng 12 triệu tôm sú, 35ha với số lượng 30 triệu tôm thẻ chân trắng.
Ban chỉ đạo sản xuất, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) vừa tổ chức hội nghị bàn giải pháp bảo vệ tôm nuôi vụ I/2015. Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn huyện, nông dân đã thả dứt điểm diện tích tôm nuôi nuôi vụ I được 23.100ha.
Khoảng 1 tháng qua, người tôm vùng hạ lưu sông Bàn Thạch, huyện Đông Hòa (Phú Yên) điêu đứng vì tôm “dính” dịch bệnh chết hàng loạt.
Theo thông tin từ Hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Cà Mau (CASEP), hiện giá tôm nguyên liệu trên địa bàn đang giảm mạnh, khiến người nuôi thua lỗ nặng. Chưa dừng lại ở đó, giá tôm giảm, dịch bệnh lại bùng phát, người nuôi bị thiệt hại “kép”.