Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Diêm Dân Thoát Nghèo Nhờ Trồng Táo Bán Tết

Diêm Dân Thoát Nghèo Nhờ Trồng Táo Bán Tết
Ngày đăng: 12/02/2015

Từng là làng nghề chuyên làm muối, thời gian gần đây, P.Bàng La, Q.Đồ Sơn, TP.Hải Phòng được biết đến như một làng nghề trồng táo giống mới. Nhờ việc chuyển đổi này mà người dân ở đây đã thoát nghèo.

Những ngày cận Tết Nguyên đán, thương lái từ nhiều nơi đang đổ về các vườn táo trĩu quả trồng trên những cánh đồng vốn là ruộng muối ở P.Bàng La để mua táo chuyển vào phố.

Táo ở Bàng La được nhiều người dân đất cảng ưa thích bởi có vị ngọt thanh, giòn, thơm, mọng nước mà hiếm loại táo ở nơi khác có được. Về mảnh đất ven biển dịp này là những chiếc xe máy chở táo đi lại tấp nập dọc con đường dẫn vào vườn táo đầy quả đang chuyển màu vàng nhạt chờ tay người hái.

Suốt 2 tháng qua, gia đình ông Đặng Bá Hằng, 58 tuổi, ở tổ dân phố Điện Biên, P.Bàng La có mặt cả ngày ở khu vườn rộng 2 mẫu để kịp thu hoạch táo. Ông Hằng cho biết, ngày nào cũng huy động khoảng 5 người ra vườn nhưng vẫn không hái xuể 200 gốc táo. “Năm nay được mùa, nên đến giờ nhà tôi đã thu hoạch được gần 11 tấn táo, bán được hơn 200 triệu đồng”, ông Hằng kể.

Buổi trưa ở “vương quốc” táo Bàng La vẫn không rộn rã tiếng thu mua, cân hàng, xen lẫn với tiếng nói cười dưới những gốc táo. Trong sân nhà bà Đỗ Thị Liên, 45 tuổi, tổ dân phố Điện Biên, mấy người đang thoăn thoắt phân loại đống táo xanh. Nhà bà Liên trồng 70 gốc táo từ năm 2004.

Với giá bán bình quân 20.000 đồng/kg, vụ táo năm nay gia đình bà đã kiếm 60 triệu đồng từ gần 3 tấn quả thu hoạch được. Không chỉ bán táo của nhà, bà Liên còn thu mua táo của hàng xóm rồi chở vào nội thành Hải Phòng bán kiếm lời. Bà Liên nói: “Táo Bàng La đắt khách là nhờ vị thơm ngon, an toàn, không có thuốc kích thích. Hễ khát nước là chúng tôi vặt táo ăn luôn. Giờ dân mình hạn chế dùng hoa quả Trung Quốc nên dịp tết hầu như nhà nào cũng mua táo về ăn”.

Bà Vũ Thị Hằng, Chủ tịch Hội Nông dân P.Bàng La cho biết, táo được trồng phổ biến ở Bàng La cách đây khoảng 8 năm, tổng diện tích trồng táo trên địa bàn hiện nay là 70 ha. “Táo và cà chua là cây chủ lực của địa phương, đã giúp bà con thoát nghèo, có của ăn của để. Tháng 10.2014, cây táo của địa phương được thành phố cho phép chỉ dẫn địa lý và bảo hộ nhãn hiệu tập thể”, bà Hằng cho biết.

Đặc biệt, năm nay táo của địa phương còn được mang đi giới thiệu tại hội chợ hàng nông sản mùa xuân, tổ chức ở Cung Văn hóa Việt - Tiệp sắp tới. Hiện nay, UBND P.Bàng La đang xây dựng kế hoạch thành lập câu lạc bộ dành cho những người trồng táo, thiết kế bao bì đựng táo để bảo vệ thương hiệu.

Do được trồng bởi những diêm dân chính hiệu, bà con gọi vui với nhau là “táo muối” vì nơi trồng từng là cánh đồng muối trắng mặn chát mồ hôi và nước mắt của diêm dân, bởi những năm trắng tay do bão gió. Giờ đây những cánh đồng táo đã mang lại cho bà con cuộc sống no đủ hơn và “táo muối” đã trở thành đặc sản của quê nhà. Nhiều người tìm đến tận vườn để mua mang đi làm quà cho người thân, bạn bè ở khắp nơi trên mọi miền tổ quốc.


Có thể bạn quan tâm

Sầu riêng nhúng thuốc sự thật và nỗi oan Sầu riêng nhúng thuốc sự thật và nỗi oan

Sau một thời gian thông tin trái cây bị nhúng hóa chất cho mau chín và bảo quản được lâu tạm lắng xuống thì những ngày qua trên mạng xã hội, một loạt hình ảnh chụp cận cảnh trái sầu riêng ngâm trong thùng hóa chất màu vàng được share (chia sẻ) với tốc độ chóng mặt. Những hình ảnh này cùng với lời cảnh báo các công ty xuất khẩu trái cây của Trung Quốc đang sử dụng một loại hóa chất độc hại để làm chín các loại trái như sầu riêng, mít, chuối, xoài, táo… khiến người tiêu dùng vô cùng lo lắng.

18/08/2015
Hội thảo ứng dụng chế phẩm sinh học trên cây nho Hội thảo ứng dụng chế phẩm sinh học trên cây nho

Ngày 13-8, tại xã Nhơn Sơn, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN&PTNT) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học SRE&RL phòng, chống nấm mốc trên Nho giai đoạn trước và sau thu hoạch. Tham dự Hội thảo có đại diện Bộ Khoa học& Công nghệ, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, các nhóm liên kết trồng nho trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

18/08/2015
Cao Phong (Hòa Bình) phát triển cam VietGAP hướng ra thị trường lớn Cao Phong (Hòa Bình) phát triển cam VietGAP hướng ra thị trường lớn

Trong hành trình xây dựng Cam Cao Phong trở thành một thương hiệu có sức vươn mạnh mẽ ra thị trường lớn, chứng nhận VietGAP được coi là cột mốc quan trọng giúp nâng tầm giá trị của thương hiệu Cam Cao Phong. Đến thời điểm này, trong hàng nghìn ha cam đang được canh tác hiệu quả trên đất Cao Phong mới chỉ có gần 50 ha được chứng nhận VietGAP.

18/08/2015
Nâng cao chất lượng mãng cầu Xiêm Nâng cao chất lượng mãng cầu Xiêm

Cây mãng cầu Xiêm được xác định là một trong những loại cây trồng chủ lực của huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Hiện nay, địa phương đang quy hoạch mở rộng vùng chuyên canh, chuyển giao kỹ thuật trồng, hình thành các tổ hợp tác sản xuất mãng cầu Xiêm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng thương hiệu mãng cầu Xiêm Tân Phú Đông trên thị trường.

18/08/2015
Trồng sắn bền vững trên đất đồi Trồng sắn bền vững trên đất đồi

Từ kết quả ứng dụng tiến bộ KHKT vào SX, mô hình canh tác sắn bền vững trên đất đồi đã được chuyển giao cho nông dân tỉnh Khánh Hòa thông qua dự án KH-CN giai đoạn 2013-2015…

18/08/2015