Tăng Cường Các Biện Pháp Diệt Rệp Sáp Bột Hồng

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Ninh, tính đến đầu tháng 7.2013, toàn tỉnh có 1.142,6ha/29.572ha mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng. Trong đó, phân theo mức độ hại như sau: 694,7ha nhiễm dưới 30%; 345ha nhiễm 30-70%; 102,9ha nhiễm trên 70%. Diện tích mì nhiễm rệp sáp bột hồng còn lại trên đồng là 1.095,6ha, trong đó có 648,7ha nhiễm dưới 30%; 344ha nhiễm 30-70%, 102,9ha nhiễm trên 70%.
Hiện đã có 38 xã trong tỉnh có dịch bệnh rệp sáp bột hồng. Châu Thành là huyện có nhiều xã có diện tích mì bị nhiễm rệp hại nhất (15 xã), các huyện còn lại có từ 2 đến 5 xã có diện tích mì bị nhiễm rệp hại. Dù chỉ có 4 xã có diện tích mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng nhưng Tân Châu lại là huyện đứng đầu về diện tích mì bị rệp gây hại (303ha), kế đến là huyện Dương Minh Châu (300ha).
Từ ngày 28.5.2013, ngành Nông nghiệp Tây Ninh phối hợp với tổ chức FAO phóng thích 2.000 cặp ong ký sinh trên cách đồng mì nhiễm rệp sáp bột hồng tại xã Ninh Sơn (Thị xã). Tỷ lệ ong ký sinh hiện diện trên ruộng mì điều tra được trước khi phóng thích là 53,3%. Đến ngày 11.6.2013 (14 ngày sau khi phóng thích), tổ chức điều tra hiện diện của ong ký sinh tại khu vực ruộng mì trên cho thấy tỷ lệ ong ký sinh là 98,3%. Tại khu vực cách ruộng mì đã được phóng thích ong ký sinh 1km theo hướng gió, tỷ lệ ong ký sinh là 70%.
Đến ngày 25.6.2013 (28 ngày sau khi phóng thích), tổ chức điều tra hiện diện của ong ký sinh tại khu vực ruộng mì trên cho kết quả như sau: Ruộng mì đã được phóng thích có tỷ lệ ong ký sinh 100%. Ở khu vực cách ruộng mì đã được phóng thích ong ký sinh 1km theo hướng gió, tỷ lệ ong ký sinh 95,6%.
Song song đó, ngành Nông nghiệp tỉnh cũng đã phun thử nghiệm nấm xanh Metarhizium anisopliae trừ rệp sáp bột hồng hại mì. Kết quả đã làm giảm một số lượng rệp sáp bột hồng ở thời điểm 7-10 ngày sau khi phun. Tuy nhiên, do thời điểm phun đang nắng nóng nên nấm xanh không thể sống để hình thành quần thể và tiếp tục ký sinh lên lứa rệp sáp tiếp theo.
Related news

Dù không phải là điểm xây dựng nông thôn mới của tỉnh, nhưng trong những năm qua với những chuyển biến tích cực về kinh tế - xã hội, Phước Hậu (Ninh Phước) luôn cho bài học kinh nghiệm quý về sự đổi mới của nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Vườn lạ, đẹp, dâu sạch, ngon ngọt, chủ nhân nhiệt tình với khách, đó là ấn tượng của du khách với khu vườn dâu treo của anh Huỳnh Ngọc Tạo, đường ¾, Đà Lạt. Giữa những vườn dâu trồng trên giá gỗ bình thường khác, khu vườn treo xinh xắn này tạo được dấu ấn rất riêng.

Thống kê từ Hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản tỉnh Cà Mau (CASEP), trên địa bàn hiện có 34 nhà máy, xí nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản (tăng 1 nhà máy so với năm 2013), nhưng có khoảng 30% doanh nghiệp đóng cửa, chờ ngày “khai tử”.

Giống dưa lê vỏ vàng Kim Anh và giống dưa lê vỏ vân lưới Alien là hai giống có năng suất cao, chất lượng khá tốt và cho hiệu quả kinh tế cao nhất, đây là kết quả đề tài “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng dưa lê theo hướng công nghệ cao” do ThS. Hoàng Anh Tuấn, Ban quản lý khu nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM thực hiện, đã được Sở khoa học & công nghệ TP.HCM nghiệm thu.

Tổng diện tích cao su của tỉnh Bình Phước hiện nay đã lên đến 225.000ha, trong đó diện tích cho sản phẩm 126.632ha, năng suất bình quân đạt gần 2 tấn/ha. Với diện tích, năng suất và sản lượng mủ cao su hàng năm như thế, Bình Phước đang dẫn đầu cả nước về diện tích cũng như sản lượng mủ cao su.