Trúng Mùa Dưa Hấu Chưng Tết

Những ngày qua, nông dân xã Tân Hưng (H.Bình Tân, Vĩnh Long) đang thu hoạch vụ dưa hấu chưng tết với niềm vui trúng mùa, được giá.
Hiện đã có trên 80% diện tích dưa hấu tại Tân Hưng được bán cho thương lái với giá từ 5.000 - 8.000 đồng/kg. Với mức giá này, sau khi trừ chi phí, nông dân lời từ 150 - 180 triệu đồng/ha. Ông Phạm Văn Bé Ba (57 tuổi, ngụ ấp Hưng Hòa, xã Tân Hưng) cho biết gia đình ông trồng 3 công dưa hấu bán được gần 60 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, gia đình ông còn lời 50 triệu đồng.
Gần đó, ông Phan Văn Hiền cho biết: “Do thời tiết năm nay thuận lợi, ruộng dưa ai cũng trúng, giá lại cao nên bà con rất vui. Bởi trồng dưa hấu chỉ có 2 tháng, công chăm sóc chủ yếu ở tháng đầu, tháng còn lại chỉ tưới cầm chừng. 6 công dưa của gia đình tôi sau khi trừ hết tất cả các chi phí sẽ cầm chắc trong tay 60 triệu đồng, ăn tết ngon lành”.
Theo bà con nông dân, năm nay trúng mùa nên có nhiều ruộng dưa đạt kích cỡ bề hoành trái trên 1 m (tương đương 20 kg/trái). Đặc biệt, tại ruộng dưa của ông Phan Văn Ẩn (ấp Hưng Hòa), nhiều người đến tham quan lấy thước đo được một trái dưa có bề hoành lên đến 1,24 m. Trái dưa này được xem là lớn kỷ lục trong mùa dưa tết năm nay. Ông Ẩn cho biết 6 công dưa của ông đã bán được 130 triệu đồng.
Ông Phan Văn Sương, Chủ tịch UBND xã Tân Hưng, cho biết vụ dưa hấu tết năm nay toàn H.Bình Tân có 400 ha, trong đó riêng xã Tân Hưng đã có trên 352 ha, chủ yếu là dưa tròn để chưng tết. Vụ dưa tết này bà con ai cũng phấn khởi vì trúng mùa, có nơi dưa đạt 60 tấn/ha, tăng từ 10 - 20 tấn/ha so với năm trước.
“Nhờ được cán bộ Phòng NN-PTNT H.Bình Tân chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng, chăm sóc và kết hợp với kinh nghiệm sản xuất, nông dân xã Tân Hưng đã khắc phục được một số bệnh trên cây dưa hấu. Đặc biệt, bà con sử dụng phân, thuốc nguồn gốc rõ ràng, đúng quy trình kỹ thuật nên đảm bảo năng suất, quả dưa to, vỏ xanh bóng, ruột đỏ, vị ngọt và để chưng được lâu nên thị trường rất ưa chuộng”, ông Sương nói.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm qua, nhiều nông dân ở xã Mỹ Thành Nam (huyện Cai Lậy) đã áp dụng thành công mô hình trồng lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP nhằm giải quyết lối ra cho sản xuất. Nhờ vậy nâng được khả năng cạnh tranh của hạt gạo hàng hóa, vừa tạo chuỗi giá trị bền vững thông qua liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp.

Trên bình diện tổng thể, xuất khẩu (XK) thủy sản cả nước trong những tháng đầu năm 2015 chứng kiến sự sụt giảm mạnh nhất so với cùng kỳ trong vòng 5 năm qua, cả về số lượng và giá trị.

Từ sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã tham gia đàm phán, ký kết và triển khai thực hiện nhiều hiệp định thương mại tự do với các đối tác đa phương, khu vực và song phương. Về phía tỉnh, nhằm chủ động hội nhập quốc tế, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có các chương trình hành động; ngành Nông nghiệp tích cực triển khai các bước đi hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế; liên tục bổ sung, cập nhật và cụ thể hóa các bước đi vào các quy hoạch ngành và sản phẩm.
Theo báo cáo của UBND tỉnh, tính đến đầu tháng 5/2015, tổng diện tích cây trồng bị hạn hán toàn tỉnh là 11.516,5 ha (chủ yếu là cà phê và lúa nước), lớn nhất từ trước tới nay.

Khi mà những công thức pha trộn thức ăn chăn nuôi (TĂCN) không còn là bí mật, các DN nhập khẩu nguyên liệu TĂCN lại “hầu” chủ trang trại tận chân răng, xu thế tự pha trộn TĂCN đang là lối thoát cho người chăn nuôi nhằm thoát khỏi tình trạng phải nuôi đại lí.