Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sôi Động Thị Trường Nông Sản Vùng Biên

Sôi Động Thị Trường Nông Sản Vùng Biên
Ngày đăng: 12/02/2015

Những ngày cuối năm, về vùng biên giới An Giang, tại các cửa khẩu như Tịnh Biên, Khánh Bình và Vĩnh Xương…, không khí trao đổi mua bán hàng hóa nhộn nhịp hơn ngày thường.

Những mặt hàng sôi động nhất nằm trong nhóm nông sản cũng như các loại thực phẩm.

Mỗi ngày có hàng chục xe tải, xe ba gác tự chế chất hàng cao ngút qua lại cửa khẩu An Giang chạy thẳng về các tỉnh Tà Keo, Compong Spư, thủ đô Phnom Penh (Campuchia). Trung bình mỗi ngày có cả trăm tấn hàng nông sản được thương lái vận chuyển sang biên giới.

Bà Trần Thị Kim Cúc, GĐ Cty TNHH Đầu tư - Thương mại Kim Cúc, tại cửa khẩu Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên (An Giang), cho biết vào những tháng cuối năm phía Campuchia sang mua hàng hóa rất mạnh, tăng hơn so với ngày thường 4-5 lần, chủ yếu các mặt hàng như trái cây, rau, củ, quả và các mặt hàng thủy hải sản.

Hiện nay, bình quân mỗi ngày Cty Kim Cúc thu mua của nông dân ĐBSCL từ 30 – 50 tấn trái cây đủ loại để xuất sang thị trường Campuchia, đồng thời mua lại từ nước bạn một số mặt hàng như me, xoài …mà không qua một trung gian nào.

Tại vựa nông sản của Cty Kim Cúc lúc nào cũng rộn ràng tấp nập, nhất là sáng sớm, kẻ lên hàng, người xuống hàng, hàng chục xe tải, xe thồ thi nhau chở hàng hướng về cửa khẩu càng làm cho không khí vùng biên trở nên sôi động khác thường.

Bà Cúc cho biết thêm: “Những năm gần đây do cạnh tranh với nhiều cơ sở tại cửa khẩu nên càng ngày càng khó khăn, phía bạn đánh thuế ngày càng cao nên việc XK không dễ dàng như trước. Chỉ những tháng cuối năm có phần nhộn nhịp”.

Còn tại cửa khẩu Khánh Bình, huyện An Phú cũng tấp nập cảnh mua bán rau dưa, hoa màu và các loại nông sản được tập kết từ nhiều nơi trong tỉnh như Chợ Mới, Phú Tân, Châu Phú… và thị trường tiêu thụ chủ yếu là Campuchia.

Tại chợ đầu mối Long Bình, mỗi ngày có trên 40 tấn rau củ, quả được xuất sang Campuchia. Theo anh Nguyễn Văn Phúc, chủ bến rau, ở cửa khẩu Khánh Bình, cho biết: Việc đưa hàng hóa nông sản Việt sang Campuchia đa phần ai cũng có mối lái thân quen bên đó. Trước mỗi chuyến đi, bạn hàng Campuchia đều gọi điện đặt cụ thể loại hàng, số lượng, thậm chí ngã giá trước.

Tại đây, hàng chục tấn nông sản được cho vào túi nilông loại 10kg tập kết chờ xuất qua nước bạn. Càng gần tết lượng hàng tập trung về đây ngay một tăng, hàng hóa lần được mang qua cửa khẩu để tiêu thụ.

Nếu trước đây, nông sản chỉ đưa lên Kiên Lương, Giang Thành và Hà Tiên (Kiên Giang); bây giờ không cần phải đi xa, chỉ tập trung về cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên xuất bán. Theo thống kê của ngành Hải quan An Giang, năm 2014 lượng hàng hóa XK qua Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên đi Campuchia trị giá trên 109,5 triệu USD, tăng trên 20 triệu USD so với 2 năm trước.

Chị Trần Thị Hiền, một thương lái người Việt đang làm ăn bên nước bạn, cho biết: Mùa này dưa leo, bắp cải, ớt, bầu bí rất hút hàng, giá cả chênh lệch cao hơn cùng kỳ từ 5 – 10%. Bình quân mỗi ngày chị mang hàng nông sản Việt bán sang thị trường nước bạn bán kiếm lời hơn 5 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Xự, nông dân trồng màu nổi tiếng bán sang Campuchia ở xã Quốc Thái bộc bạch: “Đã gần 10 năm tôi trồng rau màu bán trực tiếp cho thương lái Campuchia, nên đầu ra không lo nữa, giá lại cao hơn vài trăm đồng so với bán trong nước. Thậm chí có lúc tôi còn đứng ra làm đầu mối thu gom rau màu của bà con trong xóm để mang qua Campuchia tiêu thụ”.

Thông thường 1 công ớt thu hoạch được 4 tấn, giá khoảng 25.000đ/kg (tùy thời điểm), trừ chi phí bà con cầm chắc trong tay trên 50 triệu đồng; rau cần tàu năng suất 4 tấn/công, bán giá 25.000đ/kg, lời 80 triệu đồng.

Anh Chao Sóc Hum, thương lái Campuchia, sang cửa khẩu mua hàng cho biết: “Còn 1 tuần lễ nữa là đến tết, nên mấy ngày nay tôi sang Việt Nam mua hàng nông sản từ 2-3 chuyến mang về tiêu thụ cho các điểm chợ”.

Ông Ngô Hồng Yến, Chủ tịch UBND huyện Tịnh Biên cho biết, cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên – Phnom Den là điểm nối liền giữa Quốc lộ 91 Việt Nam và Quốc lộ 2 Campuchia.

Từ đây, nông sản hàng hóa của Tịnh Biên vừa đi thẳng về Phnom Penh, vừa từ Takeo có thể qua Kampot và đi tiếp Quốc lộ 3 về Poset, Odong, Kampong Speu… rất thuận tiện. Nhu cầu tiêu dùng của người dân Campuchia cũng rất cần rau củ quả nên bà con nông dân SX ra có nơi tiêu thụ, bán được giá.


Có thể bạn quan tâm

Hội Thi Bò Cái Lai Zebu Sinh Sản Năm 2014 Hội Thi Bò Cái Lai Zebu Sinh Sản Năm 2014

Sáng 2.10, Sở NN&PTNT tổ chức Hội thi bò cái lai Zebu sinh sản lần thứ 3 năm 2014”. 7 huyện, thành phố trong tỉnh đã về tham dự Hội thi.

03/10/2014
Ấm No Nhờ Cây Sắn Ấm No Nhờ Cây Sắn

Từ chỗ quanh năm chỉ biết đốt nương làm rẫy, một năm may ra chỉ đủ ăn từ 3 đến 5 tháng thì nay nhờ vào cây sắn mà cuộc sống của người dân vùng Lìa đã khởi sắc, không chỉ đủ ăn, đủ mặc mà nhiều hộ đã làm giàu từ cây sắn trên vùng đất khó ngày nào.

03/10/2014
Vĩnh Giang Phát Triển Kinh Tế Đa Dạng, Hiệu Quả Vĩnh Giang Phát Triển Kinh Tế Đa Dạng, Hiệu Quả

Trong những ngày này, đến thôn Tân Trại I, xã Vĩnh Giang (Vĩnh Linh, Quảng Trị) chúng tôi chứng kiến không khí lao động thật sôi nổi, nhà nào cũng đầu tư trồng hồ tiêu. Bên cạnh việc thu mua cây choái bản địa, nhiều hộ còn ra tận Hà Tĩnh, Nghệ An để mua cây choái. Giá một cây choái hiện tại giao động từ 150 đến 180 ngàn đồng, cao gấp 10 lần so với 5 năm về trước nhưng vẫn được nông dân đầu tư.

03/10/2014
Bò Sữa Việt Nam Cho Năng Suất Sữa Ngang Thế Giới Bò Sữa Việt Nam Cho Năng Suất Sữa Ngang Thế Giới

Từ nay đến tháng 2-2015, Vinamilk sẽ nhập thêm 3.000 con bò sữa và đưa vào hoạt động thêm 4 trang trại công nghệ cao tại Tây Ninh, Hà Tĩnh và Thanh Hóa, dự kiến với tổng số 9 trang trại sẽ đáp ứng 40% nhu cầu sữa tươi nguyên liệu trong nước.

03/10/2014
Nhập Khẩu Phân Bón Giảm Mạnh Về Lượng Và Giá Trị Nhập Khẩu Phân Bón Giảm Mạnh Về Lượng Và Giá Trị

Nguồn phân bón nhập khẩu chủ yếu là từ Trung Quốc, chiếm 49,2% tổng kim ngạch nhập khẩu. Nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc trong 8 tháng năm 2014 đã giảm 8% về lượng và giảm 21,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.

03/10/2014