Tận Dụng Đất Đồi Gò Đầu Tư Nuôi Bò
Trong những năm gần đây, phong trào phụ nữ đầu tư chăn nuôi bò phát triển khá mạnh ở thôn Hòa Hiệp, xã Bình Tường (Tây Sơn - Bình Định). Ngoài cây lúa thì lợi nhuận từ nuôi bò là nguồn thu chính của nhiều hộ dân ở đây để trang trải cuộc sống.
Chị Châu Thị Láng, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Hòa Hiệp, cho biết: Toàn thôn có 300 hội viên phụ nữ thì hầu như các hộ có hội viên đều có chăn nuôi bò, nhà nuôi ít nhất là 3 con, nhiều nhất là 15 con. Nhờ chăn nuôi bò mà nhiều hộ gia đình ở đây có điều kiện cho con cái ăn học đầy đủ, có tiền xây cất nhà cửa và chi phí trong gia đình khi cần số tiền lớn. Nhiều năm nay, có nhiều hộ gia đình thoát nghèo cũng nhờ chăn nuôi bò.
Chị Trần Thị Mỹ Thúy, ở xóm 2, thôn Hòa Hiệp vui vẻ cho biết, từ khi chị lập gia đình đến nay gần 20 năm là cũng chừng ấy thời gian gia đình sinh sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Chị nói: “Ở đây, đất đai bạc màu, mỗi năm chỉ làm 1-2 vụ lúa mà năng suất rất thấp. Do khó khăn về nước tưới nên đồng ruộng thường bỏ không. Vì vậy, gia đình tôi tận dụng đất đồi gò chuyển sang đầu tư nuôi bò để tạo nguồn thu nhập cho gia đình”.
Hiện nay trong nhà chị Thúy có 10 con bò lớn nhỏ, hàng năm chị bán từ 1 đến 2 con, thu về trên 20 triệu đồng. Nhờ có nguồn thu nhập từ bán bò, chị Thúy mới có thể chu cấp cho 2 con đang theo học ĐH và CĐ tại TP Hồ Chí Minh. “Ngoài chăn nuôi bò, gia đình tôi còn nuôi thêm heo, gà, vịt, tuy nhiên bò vẫn là vật nuôi đem lại nhiều lợi ích nhất và hiệu quả kinh tế cũng cao nhất”, chị Thúy nhận xét.
Không chỉ vậy, để giúp đỡ nhau phát triển chăn nuôi bò, ở xóm 3, thôn Hòa Hiệp từ 10 năm nay đã hình thành và duy trì mô hình vần đổi công cho nhau chăn thả bò.
Hiện ở xóm này có vài nhóm, mỗi nhóm tập hợp 3 - 4 hộ chăn nuôi bò, thay phiên nhau mỗi ngày cắt cử một người thả bò lên núi cho ăn, đến chiều thì lùa về. Lợi ích từ mô hình này là giúp cho các hộ tiết kiệm được nhiều thời gian để làm những công việc khác.
Để duy trì và phát triển phong trào chăn nuôi bò, trong năm 2013, Chi hội Phụ nữ thôn Hòa Hiệp đã tín chấp cho 20 chị vay 526 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, mỗi chị vay từ 25-30 triệu đồng để đầu tư chăn nuôi bò. Nhờ vậy đàn bò của thôn Hòa Hiệp đến nay đã phát triển lên trên 2.000 con, trong đó bò lai chiếm trên 85% tổng đàn.
Có thể bạn quan tâm
Từ năm 2013 đến nay, Điện lực Đông Hòa (thuộc Công ty Điện lực Phú Yên) đã có nhiều nỗ lực cấp điện cho người dân, đặc biệt là các hộ nuôi tôm khu vực hạ lưu sông Bàn Thạch. Có điện phục vụ sản xuất, người dân rất phấn khởi, hiệu quả kinh tế mang lại cũng rất khả quan.
Gần đây, nắng nóng kéo dài và ngày càng gay gắt cùng với sự xuất hiện của một vài cơn mưa trái mùa dẫn đến môi trường nước thay đổi đột ngột, làm thiệt hại hàng ngàn ha tôm nuôi ở hai huyện Thới Bình và U Minh (Cà Mau).
Theo thông tin từ Phòng Kinh tế thành phố Phan Thiết (Bình Thuận), từ ngày 6 – 10/4, Tổ kiểm tra liên ngành UBND thành phố đã phối hợp với các đơn vị chức năng như:Chi cục Thủy sản, Công an thành phố Phan Thiết, UBND các phường liên quantiến hành kiểm tra, xử lý nghề bẫy tôm hùm con trong thời gian cấm trên vùng biển Phan Thiết.
Để tiêu thụ được hết lượng hải sản đánh bắt được, ngư dân phải thông qua “nậu”. Nhiều doanh nghiệp thu mua hải sản để chế biến xuất khẩu cũng phải nhờ “nậu”. Vậy “nậu” là ai, tại sao họ lại có thể thao túng giá hải sản trên thị trường?
Giá cá tra nguyên liệu phục vụ xuất khẩu tại ĐBSCL hiện giảm thêm khoảng 500 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tuần, kéo giá xuống ở mức thấp nhất kể từ đầu năm 2015 đến nay.