Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tận Dụng Đất Đồi Gò Đầu Tư Nuôi Bò

Tận Dụng Đất Đồi Gò Đầu Tư Nuôi Bò
Publish date: Monday. March 3rd, 2014

Trong những năm gần đây, phong trào phụ nữ đầu tư chăn nuôi bò phát triển khá mạnh ở thôn Hòa Hiệp, xã Bình Tường (Tây Sơn - Bình Định). Ngoài cây lúa thì lợi nhuận từ nuôi bò là nguồn thu chính của nhiều hộ dân ở đây để trang trải cuộc sống.

Chị Châu Thị Láng, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Hòa Hiệp, cho biết: Toàn thôn có 300 hội viên phụ nữ thì hầu như các hộ có hội viên đều có chăn nuôi bò, nhà nuôi ít nhất là 3 con, nhiều nhất là 15 con. Nhờ chăn nuôi bò mà nhiều hộ gia đình ở đây có điều kiện cho con cái ăn học đầy đủ, có tiền xây cất nhà cửa và chi phí trong gia đình khi cần số tiền lớn. Nhiều năm nay, có nhiều hộ gia đình thoát nghèo cũng nhờ chăn nuôi bò.

Chị Trần Thị Mỹ Thúy, ở xóm 2, thôn Hòa Hiệp vui vẻ cho biết, từ khi chị lập gia đình đến nay gần 20 năm là cũng chừng ấy thời gian gia đình sinh sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Chị nói: “Ở đây, đất đai bạc màu, mỗi năm chỉ làm 1-2 vụ lúa mà năng suất rất thấp. Do khó khăn về nước tưới nên đồng ruộng thường bỏ không. Vì vậy, gia đình tôi tận dụng đất đồi gò chuyển sang đầu tư nuôi bò để tạo nguồn thu nhập cho gia đình”.

Hiện nay trong nhà chị Thúy có 10 con bò lớn nhỏ, hàng năm chị bán từ 1 đến 2 con, thu về trên 20 triệu đồng. Nhờ có nguồn thu nhập từ bán bò, chị Thúy mới có thể chu cấp cho 2 con đang theo học ĐH và CĐ tại TP Hồ Chí Minh. “Ngoài chăn nuôi bò, gia đình tôi còn nuôi thêm heo, gà, vịt, tuy nhiên bò vẫn là vật nuôi đem lại nhiều lợi ích nhất và hiệu quả kinh tế cũng cao nhất”, chị Thúy nhận xét.

Không chỉ vậy, để giúp đỡ nhau phát triển chăn nuôi bò, ở xóm 3, thôn Hòa Hiệp từ 10 năm nay đã hình thành và duy trì mô hình vần đổi công cho nhau chăn thả bò.

Hiện ở xóm này có vài nhóm, mỗi nhóm tập hợp 3 - 4 hộ chăn nuôi bò, thay phiên nhau mỗi ngày cắt cử một người thả bò lên núi cho ăn, đến chiều thì lùa về. Lợi ích từ mô hình này là giúp cho các hộ tiết kiệm được nhiều thời gian để làm những công việc khác.

Để duy trì và phát triển phong trào chăn nuôi bò, trong năm 2013, Chi hội Phụ nữ thôn Hòa Hiệp đã tín chấp cho 20 chị vay 526 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, mỗi chị vay từ 25-30 triệu đồng để đầu tư chăn nuôi bò. Nhờ vậy đàn bò của thôn Hòa Hiệp đến nay đã phát triển lên trên 2.000 con, trong đó bò lai chiếm trên 85% tổng đàn.


Related news

Phát Triển Thủy Sản Từ Khảo Nghiệm Đến Thực Tế Phát Triển Thủy Sản Từ Khảo Nghiệm Đến Thực Tế

Phát triển thủy sản có vai trò quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp của tỉnh Lào Cai. Đánh giá đúng vai trò của phát triển thủy sản, thời gian qua, ngành nông nghiệp đã đầu tư cơ sở vật chất nghiên cứu, chọn tạo và sản xuất khảo nghiệm một số giống cá chất lượng cao. Đi vào thực tế sản xuất hàng hóa, người nuôi thủy sản đã đón nhận một cách hồ hởi, hiệu quả bước đầu được xác định là có tiềm năng lớn.

Monday. December 30th, 2013
Chống Rét Cho Cây Trồng Chống Rét Cho Cây Trồng

Luôn giữ ẩm cho luống mạ, tuyệt đối không để mạ bị khô hạn. Nếu nhiệt độ xuống dưới 15 độ C, ban đêm đưa nước vào ruộng ngập 1/3-1/2 cây mạ, để giữ ấm chân mạ, ban ngày tháo nước ra.

Wednesday. April 30th, 2014
Đồng Bào Khmer Được Mùa Khoai Lang Đồng Bào Khmer Được Mùa Khoai Lang

Với năng suất đạt từ 2 tấn/công trở lên, bán tại ruộng khoảng 4.500 đồng/kg, sau khi trừ chi phí người trồng khoai còn lời 7,5 triệu đồng. Đó là hạch toán của người trồng khoai lang ở một số xã của huyện Tịnh Biên và Tri Tôn (An Giang). Đồng bào Khmer còn thông tin với nhau, năm nay, khoai lang Bảy Núi được mùa nhờ có bạn hàng “ăn vô” và họ “xuất khẩu” sang Takeo, Phnom Penh (Campuchia).

Monday. December 30th, 2013
Năng Suất Mía Cao Nhất Từ Trước Đến Nay Năng Suất Mía Cao Nhất Từ Trước Đến Nay

Theo báo cáo của NM đường Phổ Phong, vùng nguyên liệu mía huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) với diện tích quy hoạch 1.766 ha. Diện tích mía đứng hàng năm đạt từ 700 - 720 ha.

Monday. December 30th, 2013
Những Lưu Ý Khi Nuôi Chim Trĩ Những Lưu Ý Khi Nuôi Chim Trĩ

Chim trĩ là loài chim quí hiếm, được một số nông dân miền núi và vùng Đông Nam bộ nuôi nhiều trong vài ba năm trở lại đây. Trong lúc nhiều mặt hàng nông sản khác tiêu thụ bấp bênh thì chim trĩ luôn cho hiệu quả kinh tế ổn định ở mức cao. Hiện tại, một số nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long đã chú trọng đầu tư nuôi giống chim này.

Wednesday. April 30th, 2014