Máy Tưới Dưa Hấu Hiệu Suất Cao
Trong năm 2013, anh Nguyễn Văn Nhàn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau đã tự mài mò nghiên cứu chế tạo ra máy tưới nước cho rẫy dưa hấu, đem lại hiệu quả cao. Chiếc máy đơn giản nhưng có hiệu suất hoạt động tăng gấp 2 - 3 lần so với sức tưới rẫy của 1 công lao động, từ đó giúp nông dân đỡ vất vả hơn trong khâu tưới nước cho rẫy dưa của mình…
Việc trồng dưa hấu trên ruộng ở xã Lý Văn Lâm đã có từ trên 20 năm nay. Hầu hết người trồng dưa hấu nơi đây chủ yếu tưới nước cho dưa bằng thủ công, nghĩa là dùng gào múc nước tưới cho từng gốc dưa, vừa tốn hao sức khoẻ, hiệu suất tưới không cao. Từ khi có chiếc máy của anh Nguyễn Văn Nhàn chế tạo, các hộ trồng dưa hấu ít tốn công lao động hơn.
Anh Nguyễn Văn Nhàn cho biết:“Gần đây nguồn lao động ở địa phương rất hạn chế. Mình tạo ra máy tưới dưa, máy tưới 1 buổi được trên 10 công, bằng sức của 3 lao động”.
Chiếc máy tưới nước cho dưa rất đơn giản, bao gồm 1 mô-tơ bơm nước công suất nhỏ, loại dành cho bơm hồ cá cảnh, 1 bình ắc-quy, 4 phao lưới biển, 1 ống nhựa cỡ 27 mm và 2 vòi sen, tính tổng trị giá của chiếc máy khoảng 1,2 triệu đồng.
Trồng 10 công dưa hấu, nếu không có chiếc máy tưới thì ít nhất phải có thêm 2 người tưới dưa, anh Huỳnh Văn Nghị, ấp Bào Sơn, xã Lý Văn Lâm, cho biết: “Khi có máy tưới dưa thì thuận lợi hơn, chỉ mình tôi lo cho 10 công dưa, giảm công lao động, nhàn hơn, khoẻ hơn, nhưng vẫn đảm bảo vấn đề tưới tiêu cho dưa”.
Hiện nay, xã Lý Văn Lâm có trên 100 hộ chuyên trồng dưa hấu, việc tưới nước chỉ phụ thuộc vào sức lao động. Do đó, việc chế tạo ra chiếc máy tưới dưa của anh Nguyễn Văn Nhàn đã giúp người nông dân trồng dưa ít tốn công lao động hơn, chăm sóc dưa dễ dàng hơn.
Có thể bạn quan tâm
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) vừa kiến nghị Chính phủ quy định xuất khẩu cá tra là ngành sản xuất đặc thù và có điều kiện nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành thủy sản xuất khẩu quan trọng này.
Ninh Phước có tổng diện tích tự nhiên 342,3 km2, trong đó diện tích đất canh tác nông nghiệp hàng năm có gần 26.000 ha. Xác định vai trò quan trọng của sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn trong cơ cấu kinh tế, những năm qua Ninh Phước đã thực hiện nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả, năng suất cao.
Hơn phân nửa số người nuôi cá tra ở tỉnh An Giang hiện nay đành chấp nhận treo ao, số còn lại một phần đang thoi thóp đeo bám nghiệp nuôi cá tra và có một số người đã đem con cá lóc về nuôi ngay trong ao cá tra với hy vọng làm giảm bớt khoản nợ nần từ nghề nuôi cá tra trước đó để lại.
Những năm qua, cùng với việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đẩy mạnh các phong trào thi đua, Hội Nông dân thị trấn Tân Sơn (Ninh Sơn) đã tranh thủ nhiều nguồn của các cấp hội, tạo mọi điều kiện để hội viên được vay vốn phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống.
Năm 2010, Đồn Biên phòng Hòa Hiệp Nam (Đông Hòa - Phú Yên) đã tiến hành nuôi thử nghiệm giống heo rừng lai với mục đích dùng sản phẩm thịt để nâng cao chất lượng bữa ăn cho cán bộ chiến sĩ trong đồn. Cùng với việc phục vụ nhu cầu của đơn vị, sau hơn 2 năm triển khai, mô hình này đã có hiệu quả kinh tế rõ rệt.