Tam Nông (Đồng Tháp) triển khai dự án lúa hữu cơ và nuôi tôm càng xanh theo quy trình VietGAP

Mục tiêu chính của dự án là sản xuất lúa trên nền đất nuôi tôm, áp dụng toàn bộ sản phẩm phân bón, thuốc hữu cơ trong quy trình canh tác, hạn chế sử dụng phân bón, thuốc hóa học nhằm cải thiện môi trường đất, hạn chế các mầm bệnh gây hại cho vụ nuôi tôm tiếp theo, hướng tới nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, bền vững, thân thiện với môi trường.
Hiện dự án đã triển khai thực hiện thí điểm với diện tích 20,7ha tại Cù Lao Chim thuộc Hợp tác xã tôm càng xanh Phú Long, xã Phú Thành B và Công ty Nông nghiệp GAP cung ứng toàn bộ giống lúa, phân, thuốc hữu cơ và cho nông dân trả chậm đến cuối vụ không tính lãi suất. Đồng thời, Công ty sẽ tiêu thụ toàn bộ sản phẩm với giá thu mua theo giá lúa thị trường tại thời điểm và hỗ trợ 800 đồng/kg lúa tươi.
Hiện các trà lúa đang vào giai đoạn trổ. Theo đánh giá, khi nông dân sử dụng 100% phân, thuốc hữu cơ thì sẽ giảm số lần phun xịt thuốc hóa học từ 4 - 5 lần so với các cánh đồng ngoài dự án. Nhìn chung, nông dân rất đồng tình hưởng ứng.
Bên cạnh đó, để thực hiện tái cơ cấu đối với ngành hàng tôm càng xanh, huyện đang dần thay đổi quy trình nuôi bằng cách lập Dự án xây dựng hạ tầng tạo lũ nhân tạo phục vụ diện tích 1.000ha nuôi tôm càng xanh trong vùng dự án. Huyện đang xác định nguồn vốn đầu tư trình UBND tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện trong năm 2015.
Có thể bạn quan tâm

Sở NN-PTNT vừa chỉ đạo Phòng NN-PTNT hai huyện Đông Hòa, Tuy An (Phú Yên) và Phòng Kinh tế TX Sông Cầu cùng các đơn vị chức năng thuộc sở thông báo kết quả quan trắc môi trường của Trung tâm quốc gia Quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản miền Trung (gọi tắt là Trung tâm) đến các vùng nuôi và hộ nuôi thủy sản để chủ động phòng ngừa dịch bệnh.

Nhờ có nhiều yếu tố thuận lợi nên kinh tế biển ở huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) đã và đang có những bước phát triển vững chắc.

Nuôi tôm nước lợ là một trong những nhóm đối tượng chủ lực đã được xác định của Ngành thủy sản Việt Nam. Xu hướng phát triển của ngành tôm thế giới cũng đi theo hướng ứng dụng công nghệ cao nhằm đạt hiệu quả về năng suất và đảm bảo chất lượng. Công ty Cổ phần Thủy sản Việt Úc là đơn vị đã và đang ứng dụng nhiều công nghệ vượt trội trong lĩnh vực này.

Đợt nắng nóng kéo dài vừa qua đã khiến huyện Bảo Yên (Lào Cai) thiệt hại 720 ha ngô. Trong đó: 481,2 ha ngô bị thiệt hại từ 30% - 70%; 238,8 ha ngô bị thiệt hại trên 70%. Các xã có diện tích bị thiệt hại nhiều là: Điện Quan (90,4 ha), Kim Sơn (86,8 ha), Bảo Hà (91 ha), Việt Tiến (33 ha)…

Đến nay, năng suất, chất lượng của hầu hết các loại cây trồng chủ lực đều gia tăng và cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, lĩnh vực này cần tiếp tục đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu nhằm chuyển hẳn sang sản xuất hàng hóa lớn để hội nhập, cạnh tranh quốc tế và phát triển bền vững.