Diện tích sản xuất lúa mùa nổi có nguy cơ bị thu hẹp
Có thời gian sinh trưởng từ 7 đến 8 tháng, mặc dù không bị đe dọa bởi dịch hại, không cần bổ sung nguồn dinh dưỡng như phân bón nhưng lúa lại cần nhiều nước để trổ bông. Chính vì vậy, nước lũ nhỏ trong những năm gần đây đã làm cho lúa không thể trổ bông, khiến nhiều nông dân thua lỗ.
Việc giảm diện tích sản xuất có thể ảnh hưởng đến việc bảo tồn nguồn gen của giống lúa quý này.
Chính vì vậy, chính quyền địa phương đã nỗ lực tạo điều kiện như đầu tư đê bao lửng giữ nước với chiều dài 1.500m, thành lập trạm bơm.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề chưa được nông dân đồng tình.
Lãnh đạo UBND huyện Thanh Bình đã kiểm tra thực tế và chỉ đạo địa phương họp dân, giải thích để người dân hiểu lợi ích khi cùng tham gia sản xuất lúa mùa nổi.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin từ cơ quan chuyên môn huyện Châu Thành (Hậu Giang), trong tổng số gần 5.000ha cam sành trên địa bàn huyện thì hiện có đến 2.656ha đang nhiễm bệnh, trong đó có trên 2.172ha bị nhiễm nặng, có khả năng phải chặt bỏ.
Ngày 12/4, giá thanh long xuất khẩu tiếp tục xuống thấp. Các nhà vườn trong tỉnh Bình Thuận không khỏi lo lắng trước xu hướng bất lợi của thị trường.
Nhờ biết cách xử lý cho xoài ra trái nghịch vụ, áp dụng biện pháp kỹ thuật chăm sóc xoài theo hướng an toàn, mô hình sản xuất xoài bao trái của gia đình ông Huỳnh Văn Long, xã Sông Bình (Bắc Bình, Bình Thuận) đã có thu nhập kinh tế tương đối cao.
Bọ xít hại nhãn, vải thường gia tăng số lượng nhanh chóng và gây hại nặng cho vải, nhãn ở giai đoạn nụ, hoa đến quả non (từ tháng 2 – 5).
Cây vải cổ thụ 58 tuổi này do lão ông Lý Quang Chức, thôn Lạc Thiện 2, thị trấn D’Ran, tỉnh Lâm Đồng trồng từ năm 1957 trong phần đất của gia đình. Cây rất cao, thân chia nhiều nhánh, tỏa bóng mát che rợp một khoảng vườn.