Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả trong liên kết sản xuất lúa giống

Hiệu quả trong liên kết sản xuất lúa giống
Ngày đăng: 09/10/2015

Từ nhiều năm nay, HTXNN Suối Hiệp 1 đã liên kết với các DN trong và ngoài tỉnh sản xuất lúa giống, mang lại hiệu quả cao. Hiện tại, HTX đang liên kết với Công ty Cổ phần Giống cây trồng Đông Nam (tỉnh Ninh Thuận) tổ chức sản xuất giống trên diện tích 130ha, với các giống ML202, ĐV108;

Liên kết với Công ty Bông và Kinh doanh tổng hợp Miền Trung (TP. Nha Trang) sản xuất giống trên diện tích 36ha, với các giống TH6, TH41 và ĐV108.

Theo phương thức liên kết, DN cung cấp giống lúa nguyên chủng để xã viên sản xuất theo quy trình.

Cuối vụ, DN thu mua với giá bằng giá thị trường cộng thêm 400 đồng/kg. “Hiện nay, mặt bằng giá lúa thị trường là 5.300 đồng/kg. Với giá này, xã viên sản xuất 1ha có lãi thêm 10 triệu đồng so với làm lúa thường...”, ông Nguyễn Ngọc Chúng - Giám đốc HTXNN Suối Hiệp 1 cho biết.

Ông Nguyễn Ngọc Lý - xã viên HTXNN Suối Hiệp 1 cho biết, để phục vụ công tác sản xuất lúa giống, HTX không chỉ cung cấp các khâu: cày bừa, khử lẫn, vật tư, phân bón, hướng dẫn kỹ thuật... mà còn thuê máy gặt thu hoạch để xã viên an tâm sản xuất, cuối vụ thanh toán lại cho HTX.

Đặc biệt, HTX công khai giá thu mua để xã viên lựa chọn.

Nếu giá thị trường thấp hơn 5.500 đồng/kg, HTX thu mua hết để lưu kho; còn nếu cao hơn, xã viên có thể tùy ý bán ra ngoài, nộp tiền lại HTX với giá 5.500 đồng/kg theo sản lượng hợp đồng.

Liên tiếp 3 vụ gần đây, HTXNN Suối Tiên cũng liên kết với DN sản xuất lúa giống trên diện tích 60ha, sản lượng mỗi vụ đạt hơn 300 tấn.

Ông Nguyễn Văn Quý - Giám đốc HTXNN Suối Tiên cho hay, HTX đang liên kết với Công ty Cổ phần Giống cây trồng Nha Hố (Ninh Thuận). Nhờ liên kết với DN, việc sản xuất lúa giống của xã viên được đồng bộ từ khâu chọn giống, chăm sóc, thu hoạch... nên lợi nhuận tăng cao.

“Do sản xuất lúa giống có quy trình chặt chẽ, đầu tư nhiều hơn lúa thường, nên ban đầu nông dân rất ngại tham gia.

Tuy nhiên, sau thời gian tham gia HTX, xã viên nhận ra làm lúa giống đem lại nhiều lợi ích: năng suất cao, không phải lo các khâu vận chuyển, thu hoạch, tiền nhận ngay mà không sợ tư thương o ép; đặc biệt, nông dân đã bỏ dần tình trạng sử dụng lúa thịt để làm giống. Bình quân làm ra 10 tấn lúa giống sẽ lãi 1 tấn”, ông Quý nói.

Được biết, thời gian tới, HTXNN Suối Tiên sẽ liên kết với Công ty Bông và Kinh doanh tổng hợp Miền Trung, Công ty Cổ phần Giống cây trồng Đông Nam mở rộng diện tích sản xuất lúa giống, tăng cường đầu ra cho cây lúa.

Theo Phòng Kinh tế huyện Diên Khánh, toàn huyện có 7 HTXNN tổ chức mô hình liên kết với DN sản xuất và bao tiêu lúa giống, tổng diện tích hơn 400ha.

Kết quả cho thấy, các mô hình liên kết làm tăng lợi nhuận so với sản xuất lúa thông thường từ 8 đến 10 triệu đồng/ha. “Mô hình đem lại lợi ích nhiều mặt, các HTX năng động hơn, nông dân thêm cơ hội tăng thu nhập so với sản xuất lúa truyền thống.

Đồng thời, phương thức sản xuất, trình độ thâm canh cây lúa cũng được nâng cao, từng bước hạn chế sử dụng lúa thịt làm giống...”, ông Lê Tài - Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện khẳng định.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Thâm Canh Đậu Phụng Có Hiệu Quả Mô Hình Thâm Canh Đậu Phụng Có Hiệu Quả

Vụ Đông Xuân (ĐX) 2013 - 2014 và vụ Thu 2014, huyện Phù Cát (Bình Định) đã thực hiện 2 mô hình (MH) cánh đồng mẫu lớn (CĐML) sản xuất đậu phụng trên diện tích 88 ha tại 2 xã Cát Hiệp và Cát Hải, có 373 hộ tham gia. Bên cạnh việc thực hiện tốt quy trình kỹ thuật, MH còn được triển khai 5 công thức bón phân cho cây đậu phụng.

22/11/2014
Lao Đao Vì Dịch Chổi Rồng Lao Đao Vì Dịch Chổi Rồng

“Nông dân cần kịp thời được tư vấn kỹ thuật, hỗ trợ vốn, giống mới. Thu hoạch cách nhau mấy ngày mà chênh lệch đến mấy triệu đồng... Sống nhờ vườn mà nghề vườn bấp bênh, rủi ro quá, nhiều người đã bỏ đất đi làm thuê làm mướn”, anh Nghĩa nói vậy. Bản thân anh cũng đang hợp đồng với ngành du lịch Vĩnh Long chạy đò chở khách để kiếm thêm phụ vợ nuôi bầy con.

22/11/2014
Cam Cao Phong Hành Trình Xây Thương Hiệu Cam Cao Phong Hành Trình Xây Thương Hiệu

Với giá trị kinh tế nổi bật, cây cam đã mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho các hộ trồng cam trên địa bàn huyện Cao Phong. (Gia đình anh Cao Xuân Quỳnh, xóm Nam Thành, xã Nam Phong (Hòa Bình) thoát nghèo vơn lên làm giàu nhờ cây cam).

22/11/2014
Nhiều Cơ Hội Mở Ra Cho Sản Phẩm Cam Cao Phong Nhiều Cơ Hội Mở Ra Cho Sản Phẩm Cam Cao Phong

Trong hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu, sản phẩm cam Cao Phong ngày càng khẳng định được lợi thế nổi bật so với các loại đặc sản khác của địa phương. Đến nay, cam Cao Phong là sản phẩm đầu tiên và duy nhất của tỉnh đã đăng ký bảo hộ thành công chỉ dẫn địa lý (CDĐL). Kết quả này mở ra nhiều cơ hội để cam Cao Phong trở thành một thương hiệu mạnh, có sức vươn bền bỉ ra thị trường trong và ngoài nước.

22/11/2014
Cây Hồng Xiêm Giúp Hàng Nghìn Hộ Dân Thoát Nghèo Cây Hồng Xiêm Giúp Hàng Nghìn Hộ Dân Thoát Nghèo

Ông Trần Văn Quát, Chủ tịch UBND xã Kim Sơn, huyện Châu Thành - địa phương có diện tích cây hồng xiêm lớn nhất tỉnh Tiền Giang cho biết, hiện nay hồng xiêm đang là cây chủ lực của xã, đời sống nhân dân vươn lên thoát nghèo và làm giàu từ cây hồng xiêm. Tới đây, diện tích trồng hồng xiêm của xã sẽ còn tăng lên bởi loại cây này dễ chăm sóc, có giá cả ổn định

22/11/2014