Gần 361 tỷ đồng cho dự án trồng cỏ nuôi bò sữa ở huyện Mê Linh

Theo đó, sau khi bổ sung quy mô, tên dự án là "Thuê đất trồng cỏ nuôi bò sữa tự nhiên tại khu đất bãi ven Sông Hồng, xã Văn Khê và Hoàng Kim, huyện Mê Linh" để hình thành trang trại nuôi 2.000 bò sữa và bổ sung diện tích đất trồng cỏ tập trung.
Cụ thể, diện tích đất của dự án là 49,98ha, trong đó có 9,6ha đất bãi ngoài chỉ giới thoát lũ để làm khu trang trại tập trung nuôi bò sữa và tập kết, ủ chua thức ăn; 40,38ha đất bãi trong chỉ giới thoát lũ thuộc xã Hoàng Kim và Văn Khê để bổ sung diện tích trồng cỏ.
Thời hạn sử dụng đất không quá 50 năm. Sản lượng cỏ khoảng 20.000 tấn/năm; số lượng đàn bò sữa 2.000 con và có thể mở rộng quy mô lên thành 4.000 con; sản lượng sữa thu được bình quân 12.960 tấn/năm.
Tổng mức đầu tư bổ sung của dự án là gần 250 tỷ đồng, nâng tổng mức đầu tư của dự án cả hai giai đoạn lên gần 361 tỷ đồng bằng nguồn vốn của nhà đầu tư, thời gian thực hiện từ năm 2015 đến năm 2017.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm giúp người nghèo vùng dân tộc thiểu số ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) tăng thu nhập, chủ động trong việc nắm bắt thị trường để đầu tư phát triển chăn nuôi tốt hơn, năm 2014, Chương trình Phát triển vùng (Dự án Tầm nhìn Thế giới) ở Hướng Hóa triển khai dự án “Sáng kiến hỗ trợ trong chăn nuôi”.

Từ năm 2005, Công ty TNHH Vinh Sang (tọa lạc tại ấp An Thuận, xã An Bình, huyện Long Hồ, Vĩnh Long) đã đưa về trang trại của mình 30 con đà điểu (giá 20 triệu đồng/con) và thuê người chăm sóc, huấn luyện. Đây là nơi đầu tiên ở ĐBSCL có sự xuất hiện của con đà điểu và cũng là nơi đầu tiên trong nước có dịch vụ cưỡi đà điểu phục vụ khách du lịch.

Gà J-DABACO có tỷ lệ sống đạt cao, khả năng sinh trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng thấp...

Nuôi bò sữa là một trong những mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế, hứa hẹn sẽ nâng cao thu nhập cho nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Liên Sơn nói riêng và toàn huyện Lương Sơn (Hòa Bình) nói chung. Phát huy lợi thế về vị trí địa lý và tài nguyên đất, những năm gần đây, các tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa ở Lương Sơn đã ra đời, thu hút ngày càng nhiều hộ nông dân tham gia.

Tại cuộc gặp gỡ doanh nghiệp chăn nuôi mới đây, Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Cao Đức Phát đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị tập trung tháo gỡ ngay các vướng mắc, khó khăn giúp doanh nghiệp ngành chăn nuôi trụ vững và phát triển khi Việt Nam trở thành thành viên của các Hiệp định tự do thương mại ASEAN, FTA, TPP…