Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nỗi lo khi cà phê chín

Nỗi lo khi cà phê chín
Ngày đăng: 09/10/2015

Hiện các vườn cà phê của nông dân các huyện: Đak Đoa, Ia Grai, Chư Pah, Chư Prông, Đức Cơ… đã hoàn thành những công việc cuối cùng của giai đoạn chăm sóc như bón phân đợt cuối cho cây (đợt 3-4), làm cỏ và trên cây cà phê cũng đã có những quả chín lác đác, chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch cà phê.

Cũng như những năm trước, khi bước vào vụ thu hoạch cà phê cũng là lúc người trồng cà phê phải ngày đêm mất ăn, mất ngủ thay phiên nhau bám vườn để canh… trộm.

Trộm vào các vườn cà phê vặt trụi, thậm chí còn manh động đến mức dùng kéo, dao chặt cành mang đi nơi khác để vặt quả…

Nên người trồng cà phê phải dùng tất cả các biện pháp để bảo vệ tài sản của mình như thành lập các tổ nhóm để thay nhau đi tuần tra bảo vệ vườn cà phê, hỗ trợ kinh phí cho các tổ tự quản của thôn, làng để tăng cường tuần tra vào ban đêm hay gia đình luôn phải túc trực tại rẫy cà phê…

Bà Phạm Thị Khuyên-thôn Tân Lập, xã Ia Sao (huyện Ia Grai) cho biết: Gia đình tôi có hơn 2 ha cà phê, hàng năm chúng tôi trả tiền trông coi cho nhóm bảo vệ 1 triệu đồng/ha nhưng vẫn bị mất cắp.

Vườn cà phê là nguồn thu chính của gia đình nên gia đình tôi phân công nhau thường xuyên đi canh vườn cà phê cả ngày lẫn đêm.

Cũng như gia đình bà Khuyên, hộ ông Lê Văn Tuất (thôn Tân Sao, xã Ia Yok, huyện Ia Grai) cũng đang làm mọi cách để giữ vườn cà phê của gia đình cho hay:

Trộm cà phê thường xảy ra lúc đêm tối hoặc gần sáng, những lúc vắng người hay những vườn cây rậm rạp để đột nhập và hái trộm cà phê.

Việc kẻ gian hái trộm một vài cây thì bình thường nhưng chúng dùng dao, kéo cắt hết cành, ngoài việc mất sản lượng cà phê mà còn phải chăm sóc một thời gian dài mới khôi phục lại được nên thiệt hại rất lớn.

Trước tình trạng trộm cắp cà phê khi bắt đầu vào vụ thu hoạch, nhiều hộ dân đã báo với lực lượng chức năng nhưng cũng rất khó để điều tra vì trộm lợi dụng những nơi hoang vắng, ít người qua lại và vào đêm khuya.

Ông Hoàng Quốc Việt-Trưởng Công an xã Ia Sao cho biết:

“Khi người dân báo cho chúng tôi về các vụ mất trộm cà phê thường vài ngày sau, có khi cả nửa tháng sau nên rất khó điều tra.

Hiện chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch chúng tôi đã tuyên truyền, khuyến cáo bà con nông dân không nên hái cà phê non xanh, bắt các hộ kinh doanh nông sản trên địa bàn không thu mua cà phê không rõ nguồn gốc, người bán là đối tượng thanh-thiếu niên, không mua bán khi đêm khuya hoặc sáng sớm”…

Còn tại xã Ia Yok (huyện Ia Grai), ông Võ Văn Diện-Trưởng Công an xã cho biết thêm:

Ngoài việc tuyên truyền trong nhân dân nâng cao cảnh giác tố cáo tội phạm bảo vệ an ninh, cam kết của các hộ kinh doanh… thì còn triệu tập các đối tượng có tiền án, tiền sự về tội trộm cắp, những thanh niên hư hỏng trên địa bàn lên làm việc răn đe, cam kết không thực hiện các hành vi trộm cắp, thông báo đến các thôn, làng danh sách các thanh niên hư hỏng hay ăn cắp vặt để địa phương quản lý…

Để ngăn chặn kịp thời các vụ trộm cắp cà phê ngoài việc nâng cao hiệu quả công tác tự quản, các mô hình tổ nhóm tự quản, phát động sâu rộng phong trào quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ an ninh trật tự, tố giác tội phạm, người dân cần nâng cao công tác tự bảo vệ tài sản, thường xuyên canh gác vườn cà phê của gia đình.


Có thể bạn quan tâm

Phát triển mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học Phát triển mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học

Xuất phát từ hiệu quả kinh tế, đặc biệt trong vấn đề giảm thiểu tác hại đến môi trường, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư phối hợp với HTX Nông nghiệp kinh doanh tổng hợp thị trấn Phú Hòa (Phú yên) đã triển khai mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học. Từ thành công của mô hình này, hiện nay nhiều hộ nuôi heo ở các địa phương đã nhân rộng hình thức nuôi heo bằng đệm lót sinh học.

10/09/2015
Cải tạo đàn dê, hộ nuôi tin tưởng Cải tạo đàn dê, hộ nuôi tin tưởng

Đây là mô hình do anh Võ Nhật Nam, sinh năm 1986, ấp Hòa Phú xã Định Thành (Thoại Sơn - An Giang) đang thực hiện. Với chuyên môn Trung cấp chăn nuôi thú y, nhận thấy dê là loài động vật dễ nuôi, khả năng kháng bệnh tốt, được nhiều hộ dân đầu tư để cải thiện kinh tế gia đình… anh Nam quyết định chọn và lai tạo giống dê hiện có của mình để đáp ứng nhu cầu của các hộ dân có ý tưởng đầu tư chăn nuôi. Mô hình đã đem lại tín hiệu khả quan cho cả anh lẫn hộ nuôi trong và ngoài địa phương.

10/09/2015
Nuôi vịt trời cho thu nhập cao Nuôi vịt trời cho thu nhập cao

Mô hình chăn nuôi vịt trời của gia đình anh Hồ Xuân Lý ở xã Quỳnh Thanh (Quỳnh Lưu, Nghệ An) đã đem lại hiệu quả kinh tế cao và còn tạo việc làm cho nhiều hộ dân trong vùng

10/09/2015
Trăn rớt giá Trăn rớt giá

Người dân thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) cho biết, hiện nay giá trăn đang giảm mạnh. Hiện, toàn xã Hiệp Lợi có hơn 150 hộ nuôi với khoảng 11.500 con trăn đứng trước nguy cơ lỗ vốn.

10/09/2015
Tăng cường quản lý chất cấm trong chăn nuôi Tăng cường quản lý chất cấm trong chăn nuôi

Các địa phương cần tổ chức ngay các đoàn công tác kiểm tra việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, đặc biệt là chất Salbutamol trên địa bàn. Nơi tập trung kiểm tra là các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi, trang trại, lò mổ và các chợ.

10/09/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.