Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tạm Ngưng Thả Tôm Giống Trước Thời Tiết Bất Lợi

Tạm Ngưng Thả Tôm Giống Trước Thời Tiết Bất Lợi
Ngày đăng: 21/02/2014

Theo Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Trà Vinh cho biết: Qua phân tích 6 mẫu bệnh phẩm thu tại xã Mỹ Long Nam, Hiệp Mỹ Đông (Cầu Ngang) và xã Hiệp Thạnh (Duyên Hải) trên tôm thẻ chân trắng có 5 mẫu dương tính với virus đốm trắng.

Đây là loại bệnh không có thuốc đặc trị, khả năng lây lan rất cao.

Trước tình hình trên, ngành Nông nghiệp tỉnh Trà Vinh khuyến cáo các hộ nuôi tôm ở vùng ngập mặn, ven biển thuộc 4 huyện: Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành lùi lịch thời vụ thả tôm giống, chờ đến khi thời tiết ấm lên và môi trường ổn định trở lại mới bắt đầu thả giống.

Hiện nay, tại hai huyện Cầu Ngang và Duyên Hải trong 1.950 hộ thả nuôi 480 triệu con tôm thẻ chân trắng giống, trên diện tích gần 930ha có khoảng 250 hộ bị thiệt hại với hơn 85 triệu con giống. Nông dân Cao Hữu Hiền, ấp 5 xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang thả nuôi 4 ao tôm thẻ chân trắng, hiện có 2 ao nhiễm bệnh bị thiệt hại.

Vụ tôm 2014,tại vùng tôm ấp 5 này hiện có khoảng 70% diện tích thả nuôi bị chết. Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT), hiện đã có khoảng 1.000 ha tôm nuôi bị bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp tính. Nhiệt độ xuống thấp là điều kiện phát sinh bệnh đốm trắng.

Để đảm bảo kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2014 và hạn chế rủi ro, thiệt hại do dịch bệnh, đặc biệt là bệnh đốm trắng, các địa phương cần chỉ đạo người nuôi tạm dừng thả giống. Quản lý chặt chẽ các yếu tố đầu vào để đảm bảo chất lượng, nhất là các loại thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học và con giống.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi thủy sản lồng, bè trên sông Chà Và cá bỏ ăn, chết rải rác Nuôi thủy sản lồng, bè trên sông Chà Và cá bỏ ăn, chết rải rác

Ông Huỳnh Văn Lành, một chủ nuôi cá lồng bè cho biết, trong thời gian từ giữa tháng 6 trở lại đây, hiện tượng cá chẽm, cá bớp và tôm kẹt bỏ ăn, yếu dần và chết rải rác xuất hiện ở các bè nuôi thủy sản trên sông Chà Và. Hiện 500 lồng nuôi ở tiểu khu này đều có hiện tượng cá bỏ ăn, yếu và chết.

04/07/2015
Quỳnh Lưu (Nghệ An) thất thu tôm vụ 1 Quỳnh Lưu (Nghệ An) thất thu tôm vụ 1

Ngay từ đầu vụ thả tôm, người nuôi tôm trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do thời tiết nắng nóng kéo dài, dẫn đến hiện tượng tôm suy dinh dưỡng, chậm lớn, dịch bệnh xảy ra. Hiện nay, các địa phương đang tập trung nhanh cho việc thu hoạch tôm vụ 1 nhưng hầu hết các hộ nuôi đều cùng chung cảnh lao đao vì thất thu.

04/07/2015
Cá nổi đầu do nguồn nước ô nhiễm Cá nổi đầu do nguồn nước ô nhiễm

Chi cục Thủy sản Hậu Giang vừa phối hợp với các cơ quan chức năng tỉnh và huyện Vị Thủy tiến hành khảo sát thực tế để tìm hiểu nguyên nhân cá nổi đầu hàng loạt trên một số tuyến kênh thuộc địa bàn xã Vị Thủy; đồng thời tiến hành đo chỉ tiêu DO (oxy hòa tan) tại hiện trường và thu mẫu để phân tích một số chỉ tiêu chất lượng nước.

04/07/2015
Thả gần 20 nghìn con cá giống tại hồ Lưu Quang Thả gần 20 nghìn con cá giống tại hồ Lưu Quang

Đây là hoạt động đầu tiên nằm trong kế hoạch phát triển chăn nuôi thuỷ sản huyện Đại Từ (Thái Nguyên) năm 2015. Theo đó, huyện sẽ thả 58.500 con cá giống (các loại: trắm, chép, trôi, mè) trên diện tích 15ha mặt nước của 3 hồ: Lưu Quang, xã Minh Tiến; Vai Cái, xã Văn Yên; Cầu Trà, xã Yên Lãng. Trong tháng 7 này, các đơn vị sẽ phối hợp để hoàn thành thả cá giống tại tất cả các hồ theo kế hoạch.

04/07/2015
Nhức nhối tình trạng tận diệt nguồn thủy sản Nhức nhối tình trạng tận diệt nguồn thủy sản

Với bờ biển dài gần 200km và có nguồn lợi thủy sản dồi dào, Bình Thuận hiện là một trong 3 ngư trường lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, thời gian qua, các hoạt động khai thác, đánh bắt trái phép hải sản đang diễn ra phức tạp khiến vùng biển này đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt các nguồn lợi thủy sản, ô nhiễm môi trường, nguy hiểm đến tính mạng ngư dân.

04/07/2015