Cá nổi đầu do nguồn nước ô nhiễm

Kết quả khảo sát cho thấy, các loài cá nổi đầu lờ đờ trên mặt nước chủ yếu là những loài thuộc nhóm cá trắng, có ngưỡng oxy cao (cá mè vinh, cá chốt, cá lòng tong…). Đáng nói là nguồn nước dưới các tuyến kênh như Hai Đầy, Hai Cừ, Lộ Làng, Hai Lai, Cựa Gà, Mương Lộ hiện nay rất đục, và chỉ tiêu DO đo tại hiện trường là 2,6 - 2,7 mg/l, giá trị này thấp hơn giới hạn để bảo vệ đời sống thủy sinh vật.
Do đó, bước đầu có thể nhận định nguyên nhân cá nổi đầu hàng loạt trên một số tuyến kênh ở địa bàn xã Vị Thủy trong những ngày gần đây là do chất lượng nguồn nước không đảm bảo, cá bị thiếu oxy cục bộ, nhất là vào lúc sáng sớm; mặt khác nguồn nước quá đục do có nhiều vật chất hữu cơ lơ lửng làm cản trở sự hô hấp của cá.
Theo Chi cục Thủy sản Hậu Giang, hiện nay trên địa bàn huyện Vị Thủy nói chung đang vào mùa thu hoạch chính vụ lúa Hè thu bằng máy gặt đập liên hợp nên lượng rơm rạ thải ra ruộng khá nhiều, kết hợp với điều kiện mưa nhiều trong những ngày qua làm cho chất lượng nước trên ruộng rất kém. Thế nhưng, người dân đã xả nước trong ruộng trực tiếp ra kênh, rạch nội đồng để chuẩn bị gieo sạ vụ lúa Thu đông. Điều này đã gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước dưới hệ thống kênh, rạch và làm cho cá nổi đầu.
Có thể bạn quan tâm

Theo Vicofa, nguyên nhân là mỗi vụ cà phê chỉ thu hoạch trong khoảng hai tháng nên nông dân có xu hướng bán cà phê ngay sau khi thu hoạch để trang trải chi phí. Nếu đề nghị tạm trữ cà phê được chấp thuận sẽ hạn chế được việc nông dân bán ra nhiều khiến giá giảm.

EU là một trong những thị trường xuất khẩu rau quả lớn và rất khó tính. Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật rau quả nhập vào EU phải đạt năm tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh thực phẩm, an toàn cho người sử dụng, bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động.

Theo quy hoạch phát triển bò sữa tại xã Đạ Ròn của UBND huyện Đơn Dương, đến năm 2015, xã này được ấn định là 1.500 con, năm 2020 nâng lên 2.000 con. Tuy nhiên, thống kê của UBND xã Đạ Ròn cho thấy, cuối năm 2013, toàn xã đã có 1.800 con, đến thời điểm hiện nay là 2.047 con và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.

Mỗi năm người nuôi tôm trong huyện Đầm Dơi (Cà Mau) cần hơn 4 tỷ con giống, nhưng nguồn cung tại chỗ mới đáp ứng được khoảng 30%, số còn lại phải nhập từ nơi khác về.

Theo số liệu báo cáo của Cục Thống kê, tháng 10 lượng cá tra xuất khẩu của tỉnh ước đạt 21.983 tấn, tăng 2,48% so tháng trước và tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2013; kim ngạch xuất khẩu đạt 56,13 triệu USD, tăng 1,9% so tháng trước và tăng 14,6% so với cùng kỳ.