Thả gần 20 nghìn con cá giống tại hồ Lưu Quang

Kế hoạch phát triển thuỷ sản huyện Đại Từ nhằm tận dụng có hiệu quả diện tích mặt nước, phát triển mở rộng chăn nuôi thuỷ sản, phấn đấu hoàn thành sản lượng khai thác 2.220 tấn thuỷ sản trong năm 2015. Thực hiện kế hoạch này, huyện hỗ trợ 100% kinh phí tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; 80% kinh phí mua cá giống; tổ chức cá nhân trực tiếp quản lý hồ đối ứng 20%.
Tổng kinh phí thực hiện kế hoạch phát triển chăn nuôi là trên 181,5 triệu đồng. Để thực hiện tốt kế hoạch này, từ đầu năm, huyện Đại Từ đã phối hợp với Trung tâm Thuỷ sản tỉnh, Trại cá Cù Vân, Trạm Thuỷ sản Núi Cốc, Đội Thuỷ nông các xã… chuẩn bị con giống chất lượng tốt, tổ chức 7 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các hộ dân quản lý hồ.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 30.6, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng các bộ, ngành đã có buổi làm việc tại tỉnh Hà Nam về việc ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp.

Những năm gần đây, nghề dệt truyền thống của người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lâm Đồng đã bị mai một nhiều. Trong đó, làng dệt của người thiểu số dưới chân núi Lang Bian là một điển hình.

Vụ hè thu 2011, Phòng NN-PTNT huyện Phú Hòa triển khai mô hình bẫy cây trồng diệt chuột tại 7 HTX nông nghiệp. Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, mô hình này rất hiệu quả trong việc diệt chuột bảo vệ mùa màng

Trong những tháng gần đây, giá dừa trái liên tục giảm, thậm chí ở một số địa phương, thương lái không thu mua dừa, tình trạng xấu này kéo dài khiến nhiều người không khỏi băn khoăn, mất niềm tin vào cây dừa, vốn là cây trồng truyền thống, biểu tượng của quê hương Bến Tre.

Dự án được áp dụng theo quy trình GAP gồm: Lựa chọn địa điểm xây dựng đìa nuôi; thiết kế và xây dựng đìa nuôi; cách chọn ao nuôi tôm chân trắng; kỹ thuật lựa chọn giống và thả nuôi; quản lý thức ăn cho tôm chân trắng; quản lý sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất và chế phẩm sinh học; quản lý ao nuôi; quản lý sức khỏe tôm nuôi; quản lý nước thải và chất thải; thu hoạch và bảo quản sản phẩm…