Tạm dừng khai thác cao su đợt đầu tiên ở Lai Châu
Cây cao su được trồng trên địa bàn tỉnh Lai Châu từ năm 2006, do Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam làm chủ đầu tư theo hình thức người dân góp đất hưởng cổ phần.
Đến nay, toàn tỉnh có 3 công ty cao su và đã trồng hơn 13.000 ha tại các huyện: Sìn Hồ, Phong Thổ, Nậm Nhùn và Than Uyên, trong đó có khoảng 100 ha đã đến tuổi thu hoạch. Theo lộ trình, trong năm 2015 Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam sẽ đầu tư xây dựng nhà máy chế biến và phối hợp với tỉnh Lai Châu tiến hành mở miệng khoảng 1.000 cây trồng năm đầu tiên tại huyện Sìn Hồ.
Ông Hà Văn Um, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lai Châu cho biết: Để chuẩn bị cho lộ trình khai thác mủ cao su, các công ty cao su trên địa bàn cũng đã mở hàng chục lớp dạy kỹ thuật cạo mủ cho gần 1.000 công nhân là người địa phương.
Tuy nhiên, do giá cả cao su thế giới xuống thấp, tình hình kinh tế của Tập đoàn Công nghiệp Cao su cũng vì thế gặp nhiều khó khăn, nên đến nay các nhà máy vẫn chưa được đầu tư và kế hoạch mở miệng cao su tạm dừng, chỉ tập trung vào chăm sóc và chuẩn bị nhà máy để năm 2016 mới mở miệng cạo./.
Có thể bạn quan tâm
Bước đầu cho thấy việc xây dựng mô hình chăn nuôi bò sinh sản ở bản Poọng đã nâng cao kỹ thuật chăn nuôi bò, tạo thêm việc làm và nguồn thu nhập cho người dân.
Đây là địa phương có truyền thống sản xuất rau, củ, quả quanh năm với diện tích và quy mô lớn. Với kinh nghiệm trồng rau hàng hóa, nông dân Hoằng Hợp đã đạt hệ số quay vòng đất bình quân 3,5 lứa/năm, nhiều gia đình đã gieo trồng tới 4 đến 6 lứa rau/năm. Theo tính toán, một năm, mỗi ha đất vùng chuyên canh rau cho tổng thu nhập bình quân từ 150 đến 160 triệu đồng.
Dự án có quy mô 450 m3 bể nuôi với 2.000 con giống, thả làm 2 đợt. Tổng kinh phí thực hiện hơn 1,2 tỷ đồng (gồm mua con giống, thức ăn, thiết bị máy móc, hỗ trợ công nghệ). Dự kiến sau thời gian 1 đến 2 năm nuôi sẽ bắt đầu cho thu hoạch, trọng lượng bình quân đạt từ 1,5 đến 2 kg/con.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đề xuất bổ sung ngành điện tử - tin học thuộc nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển thay vì trước đây chỉ có 5 ngành là dệt may; da giày; sản xuất lắp ráp ôtô; cơ khí chế tạo; các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao.
Ngày 21/11, bà Nguyễn Thị Ánh Hồng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam (VITAS) cho biết, việc xuất khẩu chè của Việt Nam sang Đài Loan, Trung Quốc vẫn không bị ảnh hưởng nhiều sau tin đồn thất thiệt chè Việt Nam nhiễm dioxin.