Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tổ Hợp Tác Nuôi Cá Tra Quy Mô Nhỏ Đầu Tiên Đạt Chuẩn GlobalGAP

Tổ Hợp Tác Nuôi Cá Tra Quy Mô Nhỏ Đầu Tiên Đạt Chuẩn GlobalGAP
Ngày đăng: 15/08/2014

Ngày 8/8, Hội Thủy sản tỉnh Trà Vinh tổ chức trao chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP cho Tổ hợp tác nuôi cá tra Trà Vinh gồm 4 tổ viên, do ông Giảng Văn Bảy, xã Tân Hòa, huyện Tiểu Cần làm tổ trưởng, với tổng diện tích 1,2ha.

Ông Trương Thế Vân, Phó Chủ tịch Hội Thủy sản Trà Vinh cho biết tổ hợp tác nuôi cá tra Trà Vinh là nhóm những nông hộ nuôi cá tra quy mô nhỏ đầu tiên ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn GlobalGAP.

Đây là kết quả của Chương trình chuỗi cung ứng cá tra bền vững được triển khai thực hiện ở 3 tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long gồm Tiền Giang, Đồng Tháp và Trà Vinh, do Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), Quỹ Đời sống hoang dã Thế giới (WWF), Sáng kiến thương mại bền vững Hà Lan (IDH), Tổ chức GlobalGAP ở Châu Âu, Công ty ANOVA Seafood Hà Lan tài trợ.

Mục tiêu của chương trình nhằm hỗ trợ cho nông dân, các nhà sản xuất thức ăn hoạt động theo chuỗi cung ứng tuân thủ các tiêu chuẩn, chứng nhận được quốc tế công nhận về sản xuất bền vững và bán cá tra đã chứng nhận cho khách hàng ở châu Âu.

Tại Trà Vinh, chương trình được triển khai tại 16 hộ nuôi cá tra tại 2 huyện Cầu Kè và Tiểu Cần, được thực hiện từ tháng 3/2011 đến tháng 1/2014, với tổng kinh phí hỗ trợ cho 16 hộ nông dân gần 1,9 tỷ đồng; trong đó ngân sách tỉnh đối ứng 688 triệu đồng.

Những hộ nông dân này được Hội Thủy sản Trà Vinh phối hợp với nhà tài trợ hỗ trợ cho các nông hộ nuôi cá tra toàn bộ quy trình vận hành được kiểm soát chặt chẽ với sự hỗ trợ của các kỹ thuật viên, thanh tra viên để giúp các nông hộ đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn GlobalGAP.

Tỉnh Trà Vinh hiện có 110 hộ dân và 7 doanh nghiệp nuôi cá tra trên diện tích 120ha mặt nước. Sản lượng thu hoạch hàng năm đạt từ 25.000-30.000 tấn. Tuy nhiên, hầu hết các hộ nuôi có quy mô nhỏ, tự phát nên chưa áp dụng nuôi theo tiêu chuẩn mang tính bền vững.

Tổ hợp tác nuôi cá tra Trà Vinh đạt tiêu chuẩn GlobalGAP là mô hình để nhân rộng, đạt những yêu cầu để xuất khẩu cá tra sang các thị trường châu Âu, góp phần cải thiện và phát triển bền vững chuỗi ngành hàng cá tra tại Việt Nam.


Có thể bạn quan tâm

Liên kết tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi vẫn kiểu mỳ ăn liền Liên kết tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi vẫn kiểu mỳ ăn liền

Khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Châu Á Thái Bình Dương (TPP), sản phẩm chăn nuôi nhập vào thị trường trong nước có mức thuế bằng 0%. Ngành chăn nuôi sẽ phải đối mặt với một cuộc cạnh tranh gay gắt ngay trên "sân nhà".

29/09/2015
Triển vọng từ khoai sáp Triển vọng từ khoai sáp

Phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, vốn đầu tư ít, dễ chăm sóc, lại được trồng liên vụ cho thu nhập ổn định, cây khoai sáp đang được nhiều nông dân xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) lựa chọn để thay thế cho những cánh đồng 1 vụ đang khát nước.

29/09/2015
Cà Mau phát triển cánh đồng lớn Cà Mau phát triển cánh đồng lớn

Đến nay, mô hình cánh đồng lớn được triển khai tại 39 điểm, trên địa bàn 18 xã ở các huyện trong tỉnh Cà Mau với quy mô hơn 8.500 ha.

29/09/2015
Nghiệm thu nghiên cứu tạo cây giống ghép có khả năng chống chịu bệnh chết nhanh ở cây tiêu Nghiệm thu nghiên cứu tạo cây giống ghép có khả năng chống chịu bệnh chết nhanh ở cây tiêu

Sáng 25-9, Sở KH-CN đã tổ chức nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu nhân nhanh invitro gốc ghép để tạo cây giống tiêu ghép có khả năng chống chịu bệnh chết nhanh trên địa bàn tỉnh BR-VT.

29/09/2015
Hồi sinh đặc sản tiêu Ba Lế Quảng Ngãi Hồi sinh đặc sản tiêu Ba Lế Quảng Ngãi

Đến vùng cao Ba Tơ, nhắc đến cây tiêu người ta nghĩ ngay đến vùng đất Ba Lế, bởi đây là đặc sản nổi tiếng một thời.

29/09/2015