Tạm dừng khai thác cao su đợt đầu tiên ở Lai Châu
Cây cao su được trồng trên địa bàn tỉnh Lai Châu từ năm 2006, do Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam làm chủ đầu tư theo hình thức người dân góp đất hưởng cổ phần.
Đến nay, toàn tỉnh có 3 công ty cao su và đã trồng hơn 13.000 ha tại các huyện: Sìn Hồ, Phong Thổ, Nậm Nhùn và Than Uyên, trong đó có khoảng 100 ha đã đến tuổi thu hoạch. Theo lộ trình, trong năm 2015 Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam sẽ đầu tư xây dựng nhà máy chế biến và phối hợp với tỉnh Lai Châu tiến hành mở miệng khoảng 1.000 cây trồng năm đầu tiên tại huyện Sìn Hồ.
Ông Hà Văn Um, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lai Châu cho biết: Để chuẩn bị cho lộ trình khai thác mủ cao su, các công ty cao su trên địa bàn cũng đã mở hàng chục lớp dạy kỹ thuật cạo mủ cho gần 1.000 công nhân là người địa phương.
Tuy nhiên, do giá cả cao su thế giới xuống thấp, tình hình kinh tế của Tập đoàn Công nghiệp Cao su cũng vì thế gặp nhiều khó khăn, nên đến nay các nhà máy vẫn chưa được đầu tư và kế hoạch mở miệng cao su tạm dừng, chỉ tập trung vào chăm sóc và chuẩn bị nhà máy để năm 2016 mới mở miệng cạo./.
Related news

Đầm Dơi là huyện có diện tích nuôi tôm công nghiệp lớn nhất trong tỉnh Cà Mau với trên 2.200 ha. Nếu như trước đây, những hộ giàu, hộ khá, hộ có đất nhiều mới nuôi, thì bây giờ, không ít hộ nghèo, cận nghèo, hộ có đất sản xuất ít vẫn mạnh dạn nuôi và bước đầu đã thành công.

Năm nay, nông dân xã Bằng Khánh, một trong những địa phương có diện tích khoai tây vụ đông lớn nhất huyện, xuống giống trên 30ha. Như đã thành nếp, ngay sau khi thu hoạch lúa mùa, nông dân trong xã bắt tay vào làm đất, trồng khoai tây vụ đông với phương châm “lúa thu hoạch đến đâu, làm đất trồng khoai tây đến đó”. Ở Bằng Khánh, nhà ít cũng trồng 1 - 2 sào (1 sào Bắc Bộ = 360m2), nhà nhiều trồng 4-5 sào khoai tây.

Hồ thủy điện Sơn La có nhiều tiềm năng và điều kiện khí hậu phù hợp để nuôi cá tầm, mở ra một hướng đi mới cho nghề nuôi trồng thủy sản, gắn với công nghiệp chế biến, tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị xuất khẩu và góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận người dân TĐC thủy điện Sơn La.

Chủ nhân của ngôi vườn sạch này - ông Đoàn Văn Quỳnh, khẳng định rằng ông chỉ là một người mới đến với hoa địa lan (Cymbidium) vài năm nay thôi. Trước đó 6.000m2 vườn nhà ông trồng hồng môn và trước đó nữa thì ông chỉ buôn bán.

Đầu năm mới 2014, ngư dân xã Cảnh Dương (Quảng Trạch - Quảng Bình) đã trúng mùa cá khoai. Đặc biệt, thời tiết thuận lợi đã tạo điều kiện cho ngư dân tiếp tục ra khơi đánh bắt. Tại các bến cá của xã Cảnh Dương, thuyền đánh cá của ngư dân liên tục cập bến và mỗi ngày sản lượng cá khoai đánh bắt ước tính từ 10 đến 15 tấn. Đối với ngư dân trong xã thì đây được coi là vụ mùa “bội thu” cá khoai...