Tái Tạo Nguồn Lợi Sò Điệp Quạt

Sò điệp quạt là đối tượng hải sản có giá trị xuất khẩu cao, nhưng nguồn lợi trong tự nhiên đang bị cạn kiệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động chế biến xuất khẩu. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 3 đã liên kết với doanh nghiệp và ngư dân thực hiện dự án “Sản xuất giống và nuôi thương phẩm sò điệp quạt” nhằm tái tạo nguồn lợi hải sản này.
Dự án bắt đầu triển khai từ tháng 3/2014, đến nay dự án đã sản xuất được khoảng 5 triệu con giống sò điệp quạt với kích thước 6-14mm, nuôi thử nghiệm tại nhiêu vùng nước như Vịnh Vân phong, đầm Nha Phu, Vịnh Nha Trang. Kết quả cho thấy với thời gian nuôi 3 tháng điệp sinh trưởng nhanh và đạt kích thước 20-25mm. Giống điệp quạt thích hợp nhũng vùng nước sâu, độ trong cao, độ muối ổn định, vì vậy các tỉnh ven biển miền trung đều có thể phát triển nuôi đối tượng này.
Mới đây, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 đã cung cấp 2000 con giống điệp quạt cho 50 ngư dân huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận. Ngoài ra, vì quy trình sản xuất giống và nuôi đơn giản, dễ ứng dụng, nên có thể chuyển giao công nghệ cho người dân, góp phần giúp chủ động nguồn con giống, tạo nguồn nguyên liệu xuất khẩu và tạo công ăn việc làm cho ngư dân ven biển. Hiện nhóm thực hiện đang tiếp tục hoàn thiện quy trình sản xuất giống, đảm bảo hoàn thành dự án vào tháng 12/2015.
Có thể bạn quan tâm

Để giúp người trồng hồ tiêu trên địa bàn huyện tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật và từng bước thay thế phương thức canh tác bất hợp lý, đảm bảo tính bền vững, giữ gìn và cải thiện môi sinh nâng cao hiệu quả sản xuất, huyện Chư Pưh đã triển khai dự án phát triển hồ tiêu bền vững bằng các chế phẩm sinh học.

Triển khai từ tháng 11-2015, đến nay, mô hình ứng dụng công nghệ cao trồng thử nghiệm cây cà chua Picota tại Khu Ứng dụng công nghệ sinh học Cái Mơn, huyện Chợ Lách (Bến Tre) đã có vụ trái thu hoạch đầu tiên.

Cùng một diện tích đất, chị Hòa Thị Dinh, thôn An Na, xã Dray Sáp, huyện Krông Ana (Đăk Lăk) đã canh tác cùng lúc 3 loại cây trồng. Nhờ cách làm này thu nhập của chị tăng lên gấp 3 lần so với các vườn chỉ trồng thuần cà phê.

Anh Trần Văn Ngỗ, ngụ ấp Thanh Sơn, xã Vĩnh Bình, huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) là 1 nông dân năng động. Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh Ngỗ còn giúp nhiều nông dân khác thoát nghèo, vươn lên khấm khá.

Khi nhắc đến chàng trai Cháng Thìn Lù, hội viên, nông dân chi hội thôn Thanh Long, Thanh Vân, huyện Quản Bạ (Hà Giang) liền trầm trồ rằng, “nó” vừa bảnh trai, vừa giỏi làm kinh tế, từ lời nói đến việc làm đều dễ thuyết phục bà con.