Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tái canh cà phê ở nông hộ tự bơi là chính

Tái canh cà phê ở nông hộ tự bơi là chính
Ngày đăng: 22/05/2015

Mức lãi suất áp dụng cho chương trình tái canh cà phê còn quá cao nên với nông dân - những chủ vườn cà phê đã già cỗi chỉ biết... tự lo.

Khó tiếp cận vốn vay

Tại tỉnh Gia Lai, thông qua kênh của Hội Nông dân tỉnh, đã thành lập được 2.039 tổ vay vốn với 42.702 thành viên (hộ) vay vốn chương trình tái canh cà phê. Tuy nhiên đến nay, mới chỉ có 828 tổ với 14.368 thành viên nhận được vốn vay, số còn lại chưa tiếp cận được nguồn vốn này.

Theo ông Đặng Ngọc Khôi - Trưởng BQL vốn (Hội Nông dân tỉnh Gia Lai), nguyên nhân phần đông nông dân chưa tiếp cận được nguồn vốn do một số hộ chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, số khác đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì đã thế chấp cho ngân hàng khác, vay tiền phục vụ cho nhiều mục đích.

Do đó theo Nghị định 41 của Chính phủ, quy định về việc vay vốn phát triển sản xuất nông nghiệp, hai đối tượng trên không được vay vốn để tái canh cà phê. Phần đông còn lại, do lãi suất ngân hàng cao, thời gian hoàn vốn ngắn, trong khi thời tiết, giá cả luôn biến đổi thất thường nên họ vẫn còn tâm lý e dè với chương trình này.

Trong phạm vi của Cty Cà phê 706, ngoài 700 ha cà phê của Cty còn có khoảng 400 ha cà phê hộ gia đình. Do chất đất phù hợp, thời tiết tương đối thuận lợi, nguồn nước tưới không quá khó khăn như những vùng khác nên từ lâu, vùng đất Ia Sao này đã là vựa cà phê lớn nhất, tốt nhất của tỉnh Gia Lai.

Cũng do thuận lợi trên nên từ lâu, cây cà phê đã được trồng ở đây sớm hơn những vùng khác. Và cũng do vậy mà một trăm phần trăm diện tích cà phê nông hộ (khoảng 400 ha) nói trên đều đã đến tuổi phải thay thế. Cà phê ở đây đã có tuổi thọ từ 25-30 năm.

Thời ấy, nông dân chưa có kinh nghiệm trong việc chọn giống tốt, chưa có kinh nghiệm chăm sóc nên hầu hết vườn cà phê đã già cỗi, xuống cấp, nhất thiết cần phải thay thế. Tuy nhiên do lãi suất ngân hàng cao, cộng với thời gian trả nợ sớm nên rất nhiều hộ không dám vay vốn tái canh.

Nông dân Nguyễn Văn Hộ (xã Ia Sao, huyện Ia Grai) có gần 2 ha cà phê. Hơn một nửa diện tích trên đã có tuổi thọ gần 30 năm, hiện cho năng suất thấp, chất lượng quả không cao. Ông Hộ rất muốn thay thế diện tích cà phê già cỗi nói trên, tuy nhiên bỏ ra một lúc hơn một trăm triệu đồng quả là con số không nhỏ.

Ông nói: "Lãi ngân hàng cao như thế, trong khi thời gian trả nợ lại ngắn, nếu gặp lúc cà phê mất mùa hoặc mất giá, chúng tôi phải "lỗi hẹn" với ngân hàng. Lỗi hẹn với ai thì được, nhưng lỗi hẹn với ngân hàng chúng tôi không dám!". Mới nghe thì vui tai, nhưng ngẫm lại là sự thật - sự thật đáng buồn.

Lãi cao, thời gian trả nợ ngắn, trong khi tâm lý người nông dân "ăn chắc mặc bền" nên họ rất khó tiếp cận với nguồn vốn vay cho chương trình tái canh cà phê.

Tự tái canh

Với những vườn cà phê thuộc "thủ phủ cà phê" của Gia Lai như ở xã Ia Sao nói riêng, huyện Ia Grai nói chung thì, năng suất khoảng 2 tấn nhân/ha là... đồ bỏ. Mà đã là "đồ bỏ" thì phải thay thế. Trong khi nông dân rất khó tiếp cận được nguồn vốn vay - như đã nói ở trên, đành áp dụng chương trình "tự tái canh" là chính.

Cũng với vườn cà phê già cỗi của ông Hộ, ông tự tái canh bằng cách: Trong quá trình chăm sóc hàng năm, hễ thấy cây nào quá kém chất lượng (bởi cả vườn cây hầu như đã kém chất lượng), lập tức ông thay thế cây khác bằng cách đào bỏ cây cũ, mua giống cây con về trồng thay vào chỗ đó.

Qua nhiều năm "tự tái canh" như trên, đến nay, vườn cà phê già cỗi gần 1 ha của ông đã thay thế được vài trăm cây mới. Cũng ở Ia Sao, ông Nông Văn Lưu cũng áp dụng biện pháp trên, "tự tái canh" cho vườn cà phê già cỗi của gia đình được khoảng trên 100 cây mới.

Ông Lưu cho biết: Do không đủ lực làm một lần, trong khi cây cà phê không còn cho năng suất cao nữa đành phải làm như vậy. Tự tái canh kiểu này, có cái hay là mình có đến đâu làm đến đấy, không phải chịu áp lực lãi suất của ngân hàng.

Tuy nhiên cái dở lại nhiều hơn: Thứ nhất là cà phê trước đây trồng dày (1.273 cây/ha), bây giờ trồng mới chỉ áp dụng khoảng 900 cây/ha để cây bung cành khỏe, tán rộng, dễ phát triển và cho sai quả... Nếu cứ thay cây cũ bằng cây mới theo cách trên, vườn cà phê vĩnh viễn phải chịu mật độ dày, năng suất thấp, chất lượng hạt kém...

Cái dở nữa là trong cùng một vườn cà phê lại có cây lớn cây bé, cây già cây non nên rất khó khăn trong quá trình chăm sóc, thu hoạch (bởi ở mỗi độ tuổi khác nhau, cây cà phê có chế độ chăm sóc khác nhau).

"Cái khó ló cái khôn". Tuy nhiên với kiểu "tự tái canh" như trên, vườn cà phê sẽ không cho được năng suất, chất lượng như ý. Theo đó, cũng không thể hướng đến mục tiêu phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam. Trong khi đó - xin nhắc lại: Trong tổng diện tích cà phê cả nước thì cà phê nông hộ chiếm phần lớn.


Có thể bạn quan tâm

Đa Dạng Đối Tượng Nuôi Hướng Làm Giàu Cho Người Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Xã Hoằng Yến Đa Dạng Đối Tượng Nuôi Hướng Làm Giàu Cho Người Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Xã Hoằng Yến

Để khai thác thêm giá trị trên một héc-ta nuôi trồng thủy sản, thực hiện chỉ đạo của UBND huyện Hoằng Hóa và xã Hoằng Yến, các vụ nuôi tôm vừa qua, nhiều chủ đồng đã phá thế độc canh tôm sú bằng cách nuôi xen canh hoặc luân canh đa thời vụ các đối tượng như tôm rảo, cua, cá và đưa một số đối tượng mới vào thả nuôi.

27/08/2014
Huyện Thạch Thành Tập Trung Chăm Sóc Mía Nguyên Liệu Niên Vụ 2014 – 2015 Huyện Thạch Thành Tập Trung Chăm Sóc Mía Nguyên Liệu Niên Vụ 2014 – 2015

Hiện cây mía vào cuối giai đoạn đẻ nhánh, chuyển sang thời kỳ vươn lóng, quyết định đến năng suất từng ruộng mía, huyện đang chỉ đạo các HTX dịch vụ nông nghiệp cân đối nhu cầu phân bón, đấu mối với các doanh nghiệp để cung ứng kịp thời cho việc chăm sóc mía của bà con nông dân.

27/08/2014
Kinh Tế Trang Trại Tạo Việc Làm Cho Hơn 6.500 Lao Động Kinh Tế Trang Trại Tạo Việc Làm Cho Hơn 6.500 Lao Động

Những năm qua, mô hình kinh tế trang trại ở các địa phương trong tỉnh có bước phát triển khá, góp phần tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn, hỗ trợ đắc lực cho các địa phương thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.

27/08/2014
2 Tàu Cá Vỏ Thép Gặp Trục Trặc 2 Tàu Cá Vỏ Thép Gặp Trục Trặc

13g ngày 26-8, tàu Hoàng Anh 01 - tàu cá vỏ thép - được tàu cứu hộ lai dắt về cảng Nha Trang do bị chết máy, sau 20 ngày xuất bến chuyến thứ 2.

27/08/2014
Trôm Đặc Sản Của Bình Thuận Trôm Đặc Sản Của Bình Thuận

Ngoài tác dụng giải nhiệt, mủ trôm còn có thể làm thuốc chữa bệnh về tiêu hóa và giúp ổn định đường huyết. Theo kết quả kiểm nghiệm sản phẩm mủ trôm của Viện Vệ sinh Y tế công cộng TP HCM, hàm lượng magiê/100 g mủ trôm là 102 mg, kali là 360 mg, kẽm là 42 mg.

27/08/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.