Giá Tôm Càng Xanh Sụt Giảm Mạnh
Hiện nay, tôm càng xanh trên địa bàn huyện Tam Nông (Đồng Tháp) bước vào vụ thu hoạch, nhưng giá lại sụt giảm mạnh. Theo thông tin ban đầu là do công ty không thực hiện thu mua, mặc dù đã có làm việc và thỏa thuận giá với người dân...
Xuất phát từ việc đầu ra chưa ổn định, nhiều hộ nuôi tôm trên dịa bàn huyện nghỉ hoặc thu hẹp diện tích. Diện tích tôm nuôi thả trên 600ha, giảm trên 140ha so với năm 2012. Theo đánh giá của UBND huyện Tam Nông, năm nay, diện tích tôm càng xanh thả ít do giá thức ăn thủy sản tăng cao, giá bán không ổn định vì thế người dân không mở rộng thêm diện tích như kế hoạch đề ra.
Một trong những điều kiện thuận lợi đối với người nuôi tôm năm nay là lượng nước lũ về nhiều giúp cho tôm phát triển tốt, hạn chế chi phí đầu vào cho công đoạn thay nước và thuốc. Tuy nhiên, khó khăn trước mắt của người dân là giá tôm sụt giảm mạnh. Hiện nay, giá tôm dao động từ 170.000 - 180.000 đồng/kg, giảm 60.000 - 70.000 đồng/kg so với lúc cao điểm của những năm trước.
Ông Nguyễn Sĩ Khánh - Trưởng Trạm Thủy sản huyện Tam Nông cho biết, một số công ty có ý định thu mua tôm của huyện, sau đó đến làm việc, chào giá và được sự đồng thuận từ người dân, nhưng đến nay họ lại không tiến hành tiêu thụ. Theo đó, một số thương lái tranh thủ ép giá.
Ông Hứa Văn Điển ngụ xã Phú Thành B cho hay: “Tôi khá thất vọng với giá tôm hiện nay. Theo tính toán thì tôi có thể mất từ 500 - 600 triệu đồng trên tổng diện tích nuôi. Trong khi vốn đầu tư cao và tốn nhiều công chăm sóc”. Nhằm giảm bớt áp lực cho sản lượng tôm, nhiều hộ nuôi cũng đã kéo dài thời gian thu hoạch để chờ giá. Theo tính toán, mỗi hecta người nuôi phải đầu tư nguồn vốn khoảng 200 triệu đồng, vấn đề đặt ra bức thiết nhất hiện nay là người nuôi cần một đầu ra ổn định.
Anh Lê Thành Công - xã Phú Thành B chia sẻ: “Trong sản xuất, hiện tại cần lắm việc liên kết tiêu thụ sản phẩm mang tính chắc chắn, phải có sự ràng buộc với nhau, còn nếu như tình trạng “tiêu thụ miệng” thì người nuôi vẫn thiệt thòi”.
Ông Nguyễn Sĩ Khánh chia sẻ: “Trong thời gian qua, huyện đã đẩy mạnh khâu tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm, có sự gắn kết ràng buộc giữa hai bên, tuy vậy đến nay vẫn chưa có đối tác nào như mong đợi. Thời gian tới, huyện sẽ đẩy mạnh khâu liên kết để tạo đầu ra ổn định cho người nuôi an tâm sản xuất. Riêng với tình hình hiện nay, huyện đang tìm một số thương lái uy tín để tiêu thụ lượng tôm cho người nuôi”.
Có thể bạn quan tâm
Trạm Khuyến nông Củ Chi thuộc Trung tâm Khuyến nông TP.HCM vừa tổ chức hội thảo triển khai Đề án “Tăng cường trang thiết bị phục vụ cơ giới hóa ngành chăn nuôi bò sữa” năm 2015 tại địa bàn xã Phước Thạnh, huyện Củ Chi.
Mùa hè, thời tiết nắng nóng, oi bức, nhiệt độ cao khiến gia súc giảm sức đề kháng và dễ mắc một số bệnh như: E.coli, viêm vú, ký sinh trùng đường máu...
Phong trào xây nhà nuôi chim yến ở các huyện phía Đông, nhất là ở TX. Gò Công (Tiền Giang), đã giảm “nóng”. Ông Trần Thanh Hoàng, Phó trưởng phòng Kinh tế TX. Gò Công cho biết, thống kê sơ bộ đến thời điểm hiện nay cho thấy, toàn thị xã có 281 căn nhà nuôi chim yến nhưng phong trào xây nhà đã tạm đứng lại.
Những năm gần đây ở vùng gò đồi xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị xuất hiện ngày càng nhiều các mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó mô hình nuôi hươu lấy nhung đang được người dân xem là hướng làm giàu mới nhiều triển vọng.
Mặc dù chỉ mới bước vào giai đoạn đầu mùa, nhưng giá nhiều loại trái cây đang giảm mạnh, một số trái cây rớt giá thảm khiến nhà vườn khốn đốn như ổi chỉ còn 500 - 700 đồng/kg, xoài ghép 2.000 - 2.500 đồng/kg.