Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sử dụng Vitamin C trong nuôi thủy sản

Sử dụng Vitamin C trong nuôi thủy sản
Ngày đăng: 05/11/2015

Khi cá thiếu Vitamin C sẽ dẫn đến việc giảm ăn, yếu ớt và hoạt động kém, nặng hơn là bị biến dạng cấu trúc, dị tật xương sống, ưỡn lưng, nứt đầu… hay xuất hiện hiện tượng xuất huyết gốc vây và da, mất sắc tố ở da, tổn thương da.

Ở tôm, thức ăn thiếu Vitamin C là nguyên nhân dẫn đến bệnh chết đen do màu sắc cơ thể chuyển sang màu đen tối và làm giảm tỷ lệ sống của ấu trùng tôm.

Hầu hết các loài cá, tôm đều có các yêu cầu về chế độ sử dụng Vitamin C theo định lượng, phụ thuộc các yếu tố như:

Thói quen, kích thước và tốc độ tăng trưởng của tôm, cá nuôi; hình thức nuôi; quá trình sản xuất thức ăn; các đặc tính của môi trường nước và tình trạng sinh lý của cá, tôm; giai đoạn phát triển.

Nhu cầu Vitamin C thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển: Ở giai đoạn ấu trùng tôm, cá cần được cung cấp lượng Vitamin C nhiều hơn giai đoạn trưởng thành và giai đoạn bố mẹ; tôm, cá bị bệnh thì nhu cầu bổ sung Vitamin C cũng sẽ cao hơn so với tôm, cá khỏe mạnh.

Trong nuôi thủy sản, khi thời tiết thay đổi hoặc xung quanh vùng nuôi có dịch bệnh cũng nên bổ sung thường xuyên Vitamin C vào thức ăn cho tôm, cá ăn.

Liều lượng sử dụng tùy thuộc vào loại Vitamin C, khoảng 500 - 1.000 mg/kg thức ăn hoặc theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì; đồng thời nên định kỳ bổ sung khoảng 3 - 5 ngày/tháng; khi cá bị bệnh cần tăng thêm liều lượng và bổ sung 5 - 7 ngày liên tục.

Lưu ý, nên bổ sung Vitamin C với thuốc bổ, men tiêu hóa nhằm tăng sức đề kháng cho cá, tôm trước khi cho chúng dùng kháng sinh để điều trị bệnh.

Ngoài ra, không nên sử dụng Vitamin C cùng với các loại kháng sinh điều trị bệnh vì các loại kháng sinh này không bền khi ở cùng Vitamin C.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm cung cấp Vitamin C cho tôm, cá với nhiều loại và tỷ lệ hàm lượng khác nhau.

Với các hàm lượng khác nhau thì việc bổ sung cho tôm cá nuôi cũng sẽ khác nhau về liều lượng. Hàm lượng Vitamin C cao thì liều lượng bổ sung thấp hơn và ngược lại. Người nuôi cần mua của các công ty có uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm.


Có thể bạn quan tâm

Cá Rô Đầu Vuông Gặp Khó Đầu Ra Cá Rô Đầu Vuông Gặp Khó Đầu Ra

Cá rô đầu vuông một thời là vật nuôi chủ lực của nhiều địa phương vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, do thị trường không ổn định, giá thức ăn liên tục tăng nên hiện tại hàng ngàn hộ nuôi cá rô đầu vuông trong khu vực đang gặp rất nhiều khó khăn.

09/07/2014
Nghệ An Công Bố Hết Dịch Đốm Trắng Ở Tôm Nghệ An Công Bố Hết Dịch Đốm Trắng Ở Tôm

Ngày 3/7/2014, UBND tỉnh Nghệ An có Quyết định số 3088/QĐ-UBND về việc công bố hết dịch đốm trắng ở tôm trên địa bàn xã Hưng Hòa, Thành phố Vinh và xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc; vùng bị dịch uy hiếp tại xã Phúc Thọ, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

09/07/2014
Nông Dân Huyện U Minh Hướng Đến Mô Hình Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học Nông Dân Huyện U Minh Hướng Đến Mô Hình Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học

Để thực hiện mô hình, các hộ nông dân được tập huấn, nắm bắt phương pháp và qui trình nuôi từ khâu chăm sóc vịt lúc còn nhỏ, xây dựng chuồng trại, phòng ngừa dịch bệnh, nên tỷ lệ vịt hao hụt thấp, phần lớn hộ nuôi đạt tỷ lệ đến 98%.

09/07/2014
Hiệu Quả Từ Cánh Đồng Mẫu Hiệu Quả Từ Cánh Đồng Mẫu

Trước tình trạng đất cát, nhiễm phèn ảnh hưởng đến năng suất lúa của nông dân, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Phú Yên và Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Đông Hòa đã triển khai mô hình cánh đồng mẫu sản xuất lúa chất lượng cao cho nông dân ở Hợp tác xã Nông nghiệp kinh doanh dịch vụ Hòa Xuân Tây 2 (HTX Hòa Xuân Tây 2) mang lại hiệu quả kinh tế cao.

09/07/2014
Đồng Nai Đưa Nấm Sạch Vào Siêu Thị Đồng Nai Đưa Nấm Sạch Vào Siêu Thị

Sau vài năm làm thuê cho các trại nấm, anh nông dân từng “ở nhà lá, thắp đèn dầu” Lương Văn Nguyện (ảnh) quyết định vay vốn mở một trại nấm nhỏ với quy mô hộ gia đình.

09/07/2014