Bám Víu Nghề Dâu Tằm

Thôn Đại Bình (xã Quế Trung, Nông Sơn) có 18 hộ dân còn làm nghề trồng dâu nuôi tằm. Việc giữ nghề truyền thống gặp không ít khó khăn nhưng họ vẫn cố gắng duy trì để cải thiện đời sống gia đình.
Làng Đại Bình trước kia có đến 80% người dân sinh sống bằng nghề trồng dâu nuôi tằm. Những bãi bồi dọc sông Thu Bồn chính là vựa dâu xanh tốt giúp làng dâu tằm Đại Bình, Hương Quế nổi tiếng một thời.
Tuy nhiên những năm gần đây đa số người nuôi tằm đành bỏ nghề để tìm sinh kế khác. Ông Cao Văn Thọ (tổ 4, thôn Đại Bình), người hành nghề lấy trứng và thu mua kén cho biết, hiện nay chỉ còn 18 hộ dân lấy trứng để nuôi tằm. Người dân bỏ nghề vì công việc quá vất vả, giá kén thấp, thời tiết lại bất thường.
“Nếu vào thời thịnh, mỗi tháng tôi thu mua được hàng tấn kén ở Đại Bình rồi bán về huyện Duy Xuyên để ươm tơ nhưng hiện nay lượng kén sụt giảm hẳn. Bây giờ nhiều người chuyển sang làm nghề trầm cảnh, một số lại làm nông hoặc chuyển đổi công việc khác. Nghề dâu tằm ngày càng mai một ai cũng tiếc nhưng đành chấp nhận” - ông Thọ nói.
Những hộ dân còn giữ nghề trồng dâu nuôi tằm ở làng Đại Bình hiện tập trung chủ yếu ở tổ 4. Trưa đứng bóng, lúc mọi người nghỉ ngơi thì vợ chồng ông Phan Đình Mão (tổ 4, thôn Đại Bình) tranh thủ ra đồng để hái dâu về cho tằm ăn. Người nhễ nhại mồ hôi, ông Mão vẫn tươi cười nói: “Nhà tôi có 6 sào đất trồng dâu nhưng phải thường xuyên chăm bón mới đủ cho tằm ăn.
Hiện trứng tằm được chúng tôi lấy từ Công ty Giống tằm Thái Bình với giá 300 nghìn đồng/hộp. Mỗi tháng nhà tôi chỉ làm 1 hộp trứng, sau 23 ngày nếu chăm sóc tốt sẽ cho ra khoảng 45kg kén. Với giá kén dao động là 90 nghìn đồng/kg cũng tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho gia đình”.
Còn theo ông Phan Thông (người cùng thôn với ông Mão), muốn sống được với nghề dâu tằm, phải thật sự yêu công việc này, do đó cần bền bỉ, chấp nhận nắng non, thức khuya dậy sớm để cho tằm ăn. Nuôi tằm cũng không tốn nhiều chi phí đầu tư, lại ít bệnh, nếu bỏ công ra để trồng dâu sẽ có thêm thu nhập thường xuyên. “Diện tích trồng dâu có khoảng 20ha nên nguồn dâu tằm ở đây không thiếu.
Những hộ dân bỏ nghề dâu tằm nhưng vẫn giữ lại vườn dâu để chống sạt lở đất, từ đó nhiều người nhận lại để chăm sóc, đây chính là nguồn thức ăn giúp những người còn bám víu nghề dâu tằm có điều kiện mở rộng nuôi tằm” - ông Thông cho biết thêm.
Ông Đỗ Trường Thương - Phó Chủ tịch UBND xã Quế Trung cho biết, nghề dâu tằm ở thôn Đại Bình chỉ còn phát triển nhỏ lẻ. Những năm qua, lồng ghép một số chương trình, chính quyền địa phương đã hỗ trợ phân bón, mở lớp tập huấn, đánh giá lại hiệu quả của nghề trồng dâu nuôi tằm để giúp người dân có thêm thu nhập.
“Kết hợp phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm với du lịch sinh thái Đại Bình là định hướng để đưa nghề dâu tằm đi lên. Nếu nghề trồng dâu nuôi tằm có khả năng hồi sinh và phát triển, chúng tôi sẽ khuyến khích, hỗ trợ người dân theo nghề nhằm giải quyết được nhiều lao động nông nhàn” - ông Thương nói.
Có thể bạn quan tâm

Cụ thể, trên diện tích khoảng 56,86ha, Hanoimilk tiến hành trồng cỏ và thức ăn thô xanh, sử dụng những giống mới chất lượng, năng suất cao, áp dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất ra khoảng 10.000 tấn cỏ và thức ăn thô xanh/năm, phục vụ cho việc chăn nuôi giai đoạn đầu khoảng 250 con bò sữa và mở rộng lên thành 2.000 con bò sữa trong giai đoạn tiếp theo. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 110,973 tỷ đồng. Thời gian thực hiện từ quý IV/2014 - quý II/2016.

Nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm tăng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết Nguyên đán; thời tiết chuyển lạnh làm giảm sức đề kháng của gia súc, gia cầm, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát tán và gây bệnh…

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và PTNT Vũng Liêm, trong tháng 10, trên địa bàn huyện có 2 nơi phát hiện đàn bò có triệu chứng bệnh lở mồm long móng ở thị trấn Vũng Liêm và xã Hiếu Thành, nhưng đã được khống chế. Trên đàn gia cầm, tình hình dịch bệnh ổn định, có một số bệnh thông thường xảy ra ở một số nơi như bệnh Gumboro, bại liệt trên vịt,...; không có bệnh cúm trên đàn gia cầm.

Cấu trúc ngành chăn nuôi đang thay đổi nhanh, từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đang chuyển sang mô hình chăn nuôi công nghiệp khép kín quy mô lớn, liên kết hợp đồng với doanh nghiệp cung cấp đầu vào và bao tiêu sản phẩm tại các hệ thống siêu thị và phân phối lớn. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi Việt Nam còn phụ thuộc nhiều từ nhập khẩu con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, trong khi giá các yếu tố này ngày càng tăng cao…

Trong khi nhiều chủ trang trại, gia trại chăn nuôi gặp khó khăn do thiếu vốn, dịch bệnh và thị trường bấp bênh thì mô hình chăn nuôi lợn của gia đình ông Đào Văn Hiểu, ở xóm Rẫy, xã Đào Xá (Phú Bình) vẫn đứng vững nhờ biết liên kết với doanh nghiệp, áp dụng mô hình chăn nuôi lợn gia công theo kỹ thuật tiên tiến. Tuy mới xây dựng được hơn 2 năm nay, song mô hình đã mang lại hiệu quả rõ rệt.