Ngư Dân Được Vay Vốn Đóng Tàu Lãi Suất 1 - 3%/ Năm Từ 25.8

Đó là quy định tại Thông tư 22/2014/TT-NHNN hướng dẫn chính sách tín dụng hỗ trợ lĩnh vực thủy sản, do Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 15.8.
Theo đó, ngư dân đặt hàng đóng mới có tổng công suất máy chính từ 400 CV trở lên; nâng cấp tàu cũ có công suất trên 400 CV để khai thác và cung cấp dịch vụ khai thác hải sản xa bờ sẽ được tiếp cận với nguồn tín dụng lãi suất rẻ. Các đối tượng sẽ được vay tối đa từ 70% đến 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới, nâng cấp tàu với thời hạn vay là 11 năm.
Riêng năm đầu tiên ngư dân được miễn lãi và chưa phải trả nợ gốc, phương thức và thủ tục cho vay thuận tiện, phù hợp. Đặc biệt, ngư dân chỉ phải trả lãi suất từ 1 - 3%/năm tùy thuộc vào chất liệu của vỏ tàu và tổng công suất máy chính đối với tàu đóng mới, nâng cấp.
Có thể bạn quan tâm

“Giấc mơ” làm giàu từ chồn nhung đen của hàng chục hộ dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến nay thực sự đã kết thúc. Tiền mất, công sức bỏ ra “trôi xuống sông, xuống biển” và điều mà các hộ dân này nhận được là một bài học đắt giá. Đây cũng là vấn đề cần được các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương nhìn nhận một cách toàn diện để đúc rút kinh nghiệm trong quá trình quản lý công tác chăn nuôi hiện nay.

Huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) có khoảng 750 ha nhãn cho thu hoạch với các giống: Miền Thiết, Da Bò và nhãn muộn Khoái Châu…

Với hơn một sào đất vườn, giá thị trường luôn giữ ở mức ổn định, cây rau ngót đã góp phần cải thiện kinh tế gia đình ông Lê Quốc Ba (thôn Quảng Đại 2, Đại Cường - Đại Lộc).

Đến ngày 3-7, Phú Thọ đã gieo cấy được gần 30.000ha lúa mùa. Gieo trồng cây màu: Ngô 2.548 ha; lạc 795 ha; đỗ tương 300 ha; rau 2.006,1 ha.

Hiện nay Phú Thọ đã gieo cấy được gần 33.000 ha lúa mùa, đạt trên 90% kế hoạch. Gieo trồng cây màu: Ngô 2.774ha; lạc 882 ha; đỗ tương 296 ha; khoai lang 287ha; rau 2.158 ha.