Thực Hiện Nhiều Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Tận Gốc
Nhằm bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) tận gốc, Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Thanh Kỳ (trên địa bàn xã Thanh Tân, huyện Như Thanh) đã giao khoán 5.482 ha rừng cho 651 hộ dân bảo vệ, chăm sóc và sản xuất theo mô hình trang trại tổng hợp, nông - lâm kết hợp chăn nuôi.
Bà con tham gia các dự án trồng và BVR đã được BQL rừng phòng hộ Thanh Kỳ tổ chức hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, BVR tận gốc gắn với sản xuất, kinh doanh nghề rừng có hiệu quả; khai thác rừng trồng đã cho sản phẩm theo quy định, ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật BV&PTR, vv...
Kết quả nổi bật trong hơn 7 tháng đầu năm 2014 là 100% diện tích rừng (5.482 ha) trên địa bàn do BQL được bảo vệ, phát triển xanh tốt, không xảy ra cháy. An ninh rừng trên địa bàn được giữ vững, độ che phủ của rừng do BQL rừng phòng hộ Thanh Kỳ quản lý hiện tại đạt 96,1%.
Trong gần 8 năm (từ năm 2007 đến 2014), BQL rừng phòng hộ Thanh Kỳ đã hướng dẫn kỹ thuật; cung ứng cây giống; tổ chức cho các hộ nhận khoán trên địa bàn trồng mới được hơn 1.500 ha rừng sản xuất. Trong đó, 7 tháng đầu năm 2014 ban đã tổ chức trồng mới được 126 ha rừng sản xuất.
Hầu hết các hộ nhận khoán đều chăm sóc, BVR và phát triển sản xuất nông - lâm kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới tán rừng, cho hiệu quả kinh tế khá cao; nhiều người dân trong vùng có thêm việc làm tại chỗ, thu nhập từ tiền nhân công và sản phẩm của rừng, góp phần nâng cao đời sống và xây dựng nông thôn mới trong vùng.
Có thể bạn quan tâm
Một số nông dân thuộc Tổ hợp tác sản xuất ấp 7 xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Bởi giờ họ đã thay hoa bằng trồng dưa hấu, vừa có lợi về môi trường, vừa có tiền rủng rỉnh bỏ túi.
Cây cỏ ngọt xuất hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian gần đây đã và đang được người nông dân ở các địa phương như Yên Thành, Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, Nam Đàn,... đưa vào sản xuất trở thành loại nông sản có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, công thức luân canh đưa cây ớt vào trồng giữa 2 vụ cỏ ngọt không chỉ về việc cải tạo đất mà đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Trong khi hàng triệu chủ hộ chăn nuôi trong cả nước đang khốn đốn vì giá heo, gia cầm liên tục giảm mạnh suốt nhiều tháng qua thì theo số liệu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa công bố, giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm và nguyên liệu trong tháng 5/2013 ước đạt 236.000 tấn, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này trong 5 tháng đầu năm 2013 đạt 1,15 tỷ USD, tăng 40,6 % so cùng kỳ năm trước.
Tôm càng xanh là một trong những đối tượng nuôi chủ lực sau cá tra, tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở ĐBSCL. Nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa được xem là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao. Song, nguồn tôm giống chất lượng để phục vụ yêu cầu mở rộng diện tích nuôi vẫn chưa đảm bảo.
Những ngày này về thăm cù lao Chợ Mới (An Giang), dễ thấy những vườn dọc tuyến đường sơ ri trĩu trái, xanh, đỏ dọc bên vệ đường; xa xa vài chị áo vàng, áo tím nghiêng mình, hai tay thoăn thoắt hái trái cho kịp chuyến hàng chở sang Campuchia.